NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 6 years, 10 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
04/02/2018 at 19:05 #24658NCQTKeymaster
Khủng hoảng Aden: Liên minh lợi ích bị chia rẽ ở Yemen
Source: https://www.theguardian.com/world/2018/jan/30/aden-crisis-alliances-convenience-unravel-yemen
Tác giả: Saeed Kamali Dehghan | Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Liên minh lợi ích gắn kết các bên từng là kẻ thù của nhau trước đây trong cuộc nội chiến ở Yemen đang rạn nứt do một số các thỏa thuận nội bộ các bên tham chiến không thành công.
Ngày 30/12/2018, lực lượng chiến đấu liên minh với Hội đồng chuyển tiếp miền Nam (STC) ủng hộ ly khai tập trung tại phủ Tổng thống ở Aden hiện là thành phố đóng đô của chính phủ Yemen được quốc tế công nhận. Sự có mặt của lực lượng chiến đấu đã khiến cho Thủ tướng chuẩn bị tháo chạy khỏi thành phố này và cũng là minh chứng cho thấy sự gắn kết không thể thực hiện được giữa hai bên trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Houthi đã đến hồi kết thúc.
Tháng trước cũng xảy ra tình trạng tan rã tương tự đối với một liên minh không thực hiện được khác dù liên minh này ở bên kia của cuộc chiến thuộc khu vực phía bắc do lực lượng nổi dậy chiếm đóng.
Quân nổi dậy Houthi, lực lượng chiếm đóng thủ đô Sanaa của Yemen vào năm 2014 với sự trợ giúp của lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã sát hại chính vị cựu Tổng thống này ngay tại thành phố này. Quân nổi dậy Houthis buộc tội vị cựu Tổng thống này thay lòng đổi dạ khi tiến hành hòa giải với Ảrập Sêút là quốc gia đang hậu thuẫn chính phủ của tổng thống đương nhiệm Abd Rabbu Mansour Hadi hiện đang đóng đô tại thành phố Aden.
Sự chia rẽ trong nội bộ liên minh STC (Hội đồng chuyển tiếp miền Nam ) với Hadi (Tổng thống của Yemen) ở miền Nam Yemen và liên minh Houthi (Quân nổi dậy)-Saleh (Cựu tổng thống của Yemen) ở miền Bắc nước này khiến cho các đồng minh trước đây chống lại nhau ở một đất nước được biết đến với các phe phái bộ tộc phức tạp.
Chính tình trạng này phát sinh nguy cơ khiến cho cuộc chiến vốn đã bế tắc gây lên thảm hỏa nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới càng trở nên bế tắc, khó giải quyết hơn.
Adam Baron, thành viên đến làm việc với Ủy ban Đối ngoại Châu Âu trao đổi với tạp chí Guardian là “Có lý thuyết cho rằng nếu xung đột cứ tiếp diễn mãi như thế này thì sẽ dẫn tới tình huống là lực lượng Houthis sẽ nhượng bộ đồng loạt. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta đang chứng kiến là sự chia rẽ và suy yếu ở tất cả các bên”.
“Sau hôm nay và một số ngày vừa qua, tình hình sẽ trở nên khá khó khăn hơn cho các bên trung gian quốc tế, bao gồm cả bản thân chính phủ Yemen trong việc làm yếu thế Hội đồng chuyển giao miền Nam (STC) đạt mức độ mà các bên này đã từng đạt được trước đó”.
Cuộc chiến ở Yemen bắt đầu từ năm 2014 về cơ bản là xung đột giữa quân nổi dậy Houthi trước đây liên minh với cựu Tổng thống Yemen là ông Saleh, người nắm quyền quản lý đất nước từ năm 1990 đến năm 2012 với lực lượng trung thành với tổng thống bị lật đổ là ông Hadi hiện đang sống lưu vong tại thủ đô Riyadh của Ảrập Sêút.
Lực lượng Al-Qaida ở bán đảo Arập hiện đang kiểm soát khu vực nằm dọc phía Đông của Yemen cũng đã lợi dụng sự bất ổn này. Tuy nhiên, cuộc nội chiến ở Yemen cũng đang trở nên phức tạp hơn bởi chính tình hình địa chính trị rộng hơn ở phạm vi khu vực khi nhiều người xem cuộc chiến này dưới lăng kính của cuộc chiến tranh “proxy” giữa Iran và Ảrập Sêút.
Từ tháng 3/2015, Ảrập Sêút dẫn đầu hoạt động can thiệp quân sự có sự hậu thuẫn của Mỹ và Anh ở Yemen chống lại sự tấn công mở rộng địa bàn của lực lượng Houthis và tiến hành các vụ không kích ở thủ đô Sanaa và các thành phố lớn khác khiến cho hàng nghìn người dân thường thiệt mạng.
Ảrập Sêút và các nước đồng minh Ả rập dòng Sunni xem lực lượng Houthi thuộc phái Zaydi Đạo Hồi dòng Shia là lực lượng chiến đấu được Iran hậu thuẫn. Các nước này buộc tội Tehran hỗ trợ quân sự với các vũ khí tên lửa cho lực lượng Houthi và tất nhiên phía Iran phủ nhận lời buộc tội này.
Ông Baron cũng cho biết thêm là căng thẳng giữa Hội đồng chuyển giao miền Nam (STC) và chính quyền ông Hadi về sự chia rẽ lâu dài này đã và đang gia tăng. Trong khi Hội đồng chuyển giao miền Nam (STC) mong muốn quay lại tình thế miền nam độc lập như hồi trước năm 1990 thì thống nhất Yemen là mục tiêu chính đối với chính quyền ông Hadi.
Chính phủ các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất hỗ trợ tài chính Hội đồng chuyển giao miền Nam (STC) nhưng ông Baron tin là “Thật ngớ ngẫn khi dựa vào Hội đồng chuyển giao miền Nam (STC) khi nhiều người xem ủy ban này đơn giản là con rối của Emirate”.
Ông nói: “Trong khi địa chính trị của vấn đề này có ý nghĩa riêng của chính nó, tôi nghĩ rằng một điều nên nhớ là chúng ta đang nói về một nhóm mà nhóm này mang trong mình các mục đích nội bộ của Yemen và đây là những căng thẳng mà chúng sẽ tồn tại dù rằng các quốc gia có thế lực trong khu vực có tham gia hay không”.
Khi quân nổi dậy Houthi đang gặp phải một số trở ngại ở thủ đô Sanaa thì “ở phần lớn các khu vực thuộc kiểm soát của lực lượng này, họ đã củng cố được quyền lực của mình” ông cho biết thêm.
Trong báo cáo gửi Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh hay còn gọi là Chatham House hồi tháng 12 năm ngoái, chuyên gia về các vấn đề Yemen, ông Peter Salisbury đưa ra quan điểm là “cuộc chiến này cơ bản rơi vào tình trạng bế tắc mang tính thực tế, nếu xét về sức tàn phá về mặt kinh tế”
Ông viết “Yemen gần giống một khu vực gồm các tiểu nhà nước mâu thuẫn lẫn nhau theo các mức độ khác nhau và bị bao trùm bởi tập hợp phức tạp các xung đột và vấn đề chính trị nội bộ hơn là một quốc gia đơn lẻ tham gia vào một cuộc xung đột hai bên”
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.