Kinh nghiệm dịch – Phần 1: Để bài dịch dễ hiểu, văn phong trau chuốt hơn

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 4 reply threads
  • Author
    Posts
    • #1666
      Trangreenwood
      Moderator

      Bài này lập ra nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm dịch sao cho nội dung dễ hiểu, văn phong trau chuốt, mượt mà hơn.
      Nội dung được viết theo dạng liệt kê (nhưng vẫn đảm bảo chia thành các mục chính) để mọi người có thể bổ sung thêm.

      1. Trong tiếng Anh, để câu văn được trang trọng hơn, người ta hay chuyển từ thể chủ động sang bị động. Lúc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, mình có thể đổi ngược lại để câu dịch dễ hiểu, trôi chảy hơn.

      Ví dụ: …governments may find that these issues can not be ignored

      Thay vì dịch: các chính phủ có thể thấy rằng những vấn đề này không thể bị phớt lờ, mình có thể chuyển thành chủ động, “các chính phủ có thể thấy rằng họ không thể lờ đi những vấn đề này

      2. Trong câu gốc có danh từ cộng với “to” sau đó là động từ, lúc dịch mình có thể chuyển thành cụm danh động từ, tức một hành động để câu dịch ngắn gọn hơn.

      Ví dụ: …The powerlessness of the U. S. government to raise the price of the Chinese yuan against the dollar between 2005 and 2008…

      Thay vì dịch: sự bất lực của chính phủ Mỹ trong việc nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng USD từ năm 2005 đến năm 2008, có thể dịch thành “việc chính phủ Mỹ bất lực không thể nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng USD từ năm 2005 đến năm 2008″

      3. Dịch thoáng nghĩa của từ là một điều rất quan trọng, bởi ngay 1 từ tiếng Anh đã có nhiều nghĩa, mình phải chọn một nghĩa cho phù hợp nhất với nội dung trong câu, rồi sau đó phải chọn 1 từ trong tiếng Việt có nghĩa tương ứng với nghĩa trên nữa để người đọc tiếng Việt dễ hiểu hơn.

      Ví dụ: Từ galvanize có các nghĩa như mạ kẽm, làm phấn khích, kích động. Nhưng trong câu “in an effort to galvanize multilateral support” thì từ này nên được dịch với nghĩa là “thu hút” – “trong nỗ lực thu hút (ko phải kích động) sự ủng hộ đa phương” sẽ phù hợp hơn.

      4. Dịch trau chuốt sẽ giúp bài đọc trôi chảy hơn, câu chữ mượt mà và cuốn hút hơn.

      Chẳng hạn từ fall behind, nghĩa bình thường là bỏ lại đằng sau, nếu dùng từ “tụt hậu” thì sẽ hay hơn.

      5. Dịch theo hàm ý (nguyên gốc) của tác giả.
      Trong một bài viết, tác giả có thể thể hiện ý kiến ủng hộ/không ủng hộ hoặc trung lập với một vấn đề nào đó. Hiểu hàm ý tác giả thì có thể lựa chọn từ cho phù hợp.

      Ví dụ: a leveling factor – leveling có nghĩa là san bằng, làm đều.
      Nhưng cụm này được dùng trong bài khi tác giả đang có hàm ý tích cực, nên dịch là “một yếu tố bình đẳng hóa” sẽ chính xác hơn.

    • #1701
      Michelle Khuong
      Participant

      Cảm ơn Trangreenwood về bài viết hữu ích.
      Hy vọng topic sớm được cập nhật những phần tiếp theo.

    • #1702
      Hannibal2010
      Participant

      Mình nghĩ việc đầu tiên là dịch giả phải hiểu tác giả muốn nói gì.
      Đọc nhiều bản dịch thì mình có cảm giác là người dịch cũng không hiểu mình đang viết cái gì luôn.

    • #1728
      Hannibal2010
      Participant

      Mình không phải dân chuyên dịch (thật ra chả mấy khi dịch cái gì cả) nên không có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên có mấy vấn đề mình muốn discuss:
      – Người dịch nên đảm bảo mình hiểu (tức là có thể diễn đạt lại ý người viết). Đặc biệt là văn bản khoa học như các bài báo đăng trên NCQT, độ chính xác là rất quan trọng.
      – Người dịch nên note lại những từ và thuật ngữ phân vân / quan trọng, để người đọc có thể tra cứu văn bản gốc.

      Cá nhân mình thấy nhiều khi (hầu hết) đọc văn bản tiếng Anh thì hiểu, nhưng bảo dịch lại sang tiếng Việt lại rất khó khăn. Không biết mọi người có gặp case này không?

    • #1730
      trangnhungpham
      Moderator

      Mình nghĩ dịch trôi chảy, dễ hiểu cũng không đơn giản. Vì văn phong của mỗi ngôn ngữ đều khác nhau, thậm chí từng người cũng khác nhau, cách diễn đạt của tiếng Anh và tiếng Việt không đồng nhất nên đôi khi, người dịch cũng hiểu ý của tác giả, nhưng diễn đạt lại nó sao cho “xuôi tai” và để người khác hiểu lại không đơn giản như thế.
      Để dịch tốt ngoài việc kiến thức (về chuyên ngành và tiếng Anh tốt), cần phải giỏi cả tiếng Việt nữa :).

    • #1713
      Trangreenwood
      Moderator

      <cite> @Hannibal2010 said:</cite>
      Mình nghĩ việc đầu tiên là dịch giả phải hiểu tác giả muốn nói gì.
      Đọc nhiều bản dịch thì mình có cảm giác là người dịch cũng không hiểu mình đang viết cái gì luôn.

      Hi Hannibal, việc hiểu nội dung tác giả muốn nói gì là yêu cầu tiên quyết khi dịch. Một số bạn do khả năng tiếng Anh chưa tốt (hoặc do lười tra các cụm/thành ngữ… khó) nên hiểu sai ý của câu, của đoạn.

      Một số sách dịch cũng gặp phải vấn đề như bạn nói, tức dịch trên câu chữ nhưng đọc lại thì ý lại không liên quan đến các phần khác…
      Lý do là người dịch thường không có kiến thức về mảng/chuyên ngành mà cuốn sách thuộc về.
      Điều này đòi hỏi phải có kiến thức tiếng Anh tốt cộng với kiến thức chuyên ngành vững nữa. Mà cái này ở Việt Nam lại chưa có nhiều người như vậy.

      Bạn Hannibal có kinh nghiệm gì thì share thêm cho mọi người nhe, share thêm ở đây hoặc viết 1 part riêng nữa!

      – See more at: http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/kinh-nghiem-dich-phan-1-de-bai-dich-de-hieu-van-phong-trau-chuot-hon/#sthash.PMQznEgz.dpuf

Viewing 4 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.