NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 2 months ago by tanhvn.
-
AuthorPosts
-
-
30/06/2015 at 18:39 #8863tanhvnParticipant
Nguồn: Dirk Kurbjuweit, We Are Living in the Anti-Europe, Spiegel Online International, 29/06//2015.
Biên dịch: Trần Tuấn Anh
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đã phá hủy đi giấc mộng thưở xưa về một tương lai dành cho châu Âu. Khả năng duy nhất để hướng tới một châu Âu theo cách mà chúng ta đã được hứa hẹn là thực hiện một giải pháp triệt để – hoặc là để cho Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung (Grexit) hoặc là thực thi một đợt cắt giảm nợ đầy tốn kém.Mệt mỏi. Mọi người đều mệt mỏi – những chính trị gia, người dân, truyền thông, các thể chế quốc tế và cả nền dân chủ nữa. Cả châu Âu đang rệu rã, kiệt sức và phờ phạc. Liệu sẽ có một phiên đàm phán maratông khác nữa không? Rốt cuộc là đã có tổng cộng bao nhiêu phiên như thế rồi? Nhưng rồi chúng ta lại sẽ phải tiếp tục nhìn thấy những cặp mắt đầy vẻ mệt mỏi vì phải gắng sức của những người tham gia các cuộc đàm phán. Và một lần nữa, thứ chúng ta nhận được sẽ lại là một sự trì hoãn mới hay chính xác hơn là một thỏa thuận mới mà không ai cảm thấy đủ sức thuyết phục và đó chỉ mới là sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tiếp theo mà thôi. Đó chính xác là cách mà các vấn đề được giải quyết hằng năm trời. Như thế là đã đủ rồi.
Chúng ta không muốn nói đến những điều vĩ đại, những anh hùng chính trị hay những hành động có ảnh hưởng sâu rộng trong bối cảnh hiện nay. Đó là điều quá khó trong một hệ thống phức tạp như châu Âu. Chúng ta muốn nói về điều tối thiểu nhất: đó là chính trị cần đạt được sự thành công nhằm hợp pháp hóa bản thân nó. Nó cần phải giải quyết được các vấn đề, đặc biệt là những vấn đề gai góc cần nhiều nỗ lực để tháo gỡ. Nhưng đó lại không phải là điều đang diễn ra. Trong trường hợp Hy Lạp, tất cả những gì chúng ta có thể thấy chỉ là những giải pháp ảo, nếu thật sự là cũng có những giải pháp đó.
Luôn có những lúc được phép xả hơi nhanh, nhưng là để cho có đủ sức mà tiếp tục theo đuổi những cuộc họp maratông tiếp theo và những cuộc tranh luận gấp gáp ở Quốc hội Đức. Sự kiệt sức sẽ tiếp tục gia tăng, khi mà sự mệt mỏi (của dân chúng với thực tại) sẽ đưa những chính trị gia dân túy lên nắm quyền – những người sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn hơn. Quả đúng là một vòng luẩn quẩn.
Trạng thái thường trực của sự khủng hoảng
Nhưng sự kiệt sức chỉ đơn thuần là một trong những cái giá phải trả của trạng thái thường trực của sự khủng hoảng. Sự thật là chúng ta đã mất đi châu Âu của mình trong những năm gần đây. Nó không còn là một châu Âu như cách mà thế hệ sáng lập và xây dựng nên nó đã cam kết nữa –- những người như Robert Schuman, Konrad Adenauer, Helmut Kohl và François Mitterrand. Nó gần như là điều ngược lại. Thứ mà chúng ta đang sống hiện nay là một châu Âu bài châu Âu.
Nhiều thứ đã và đang góp phần gây ra tình trạng này – thứ mà hỗn loạn không kém cuộc khủng hoảng đồng Euro. Nhưng không có điều gì lại gây thiệt hại lớn như cuộc tranh luận kéo dài về Hy Lạp.
Châu Âu đã từng hứa hẹn về một sự tăng trưởng chung dành cho tất cả mọi người. Nhưng thay vào đó, chúng ta lại đang giành giật sự thịnh vượng với nhau. Nhiều người Đức không muốn hy sinh bất cứ thứ gì cho Hy Lạp, trái lại, nhiều người Hy Lạp lại mong chờ người Đức sẽ quyên góp cho họ để đảm bảo rằng những thứ mà người Hy Lạp đang bị ép phải từ bỏ sẽ không quá là khắc nghiệt đối với họ.
Châu Âu đã từng hứa hẹn về một cái kết dành cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thậm chí là một cái kết dành cho những quốc gia dân tộc (nation-state) vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Sự thật là giờ đây, châu lục này đang phải trải qua giai đoạn tái quốc gia hóa (renationalization). Rất ít trong số thành viên của nó tiếp tục tin vào những lợi ích có ý nghĩa lớn lao, mà thay vào đó, các quốc gia đang phải để mắt tới những lợi ích của riêng mình.
Châu Âu đã từng hứa hẹn về một sự hòa giải với quá khứ của nó. Nhưng thay vào đó, lịch sử lại trở thành một thứ vũ khí mới với những yêu sách của Hy Lạp, buộc Đức phải trả những khoản phí sữa chữa thiệt hại của Thế chiến thứ II. Trong khi đó, những hình ảnh của Thủ tướng Angela Merkel với bộ ria của Hitler đã trở thành một nét đặc trưng phổ biến của các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng ở khắp châu Âu.
Đức đã vượt qua những đối tác của nó
Châu Âu đã hứa hẹn về một sự công bằng chính trị. Ý định ban đầu là để cho Pháp và Đức cùng nhau lãnh đạo lục địa này, khi mà cùng một lúc, phải để ý đến những mối quan tâm của các quốc gia thành viên nhỏ bé hơn. Nhưng trong cuộc khủng hoảng, Đức đã vượt qua những đối tác của nó và trở thành cường quốc thống trị EU.
Châu Âu đã hứa hẹn về một châu Âu của người châu Âu. Thay vào đó, đó là châu Âu của những thể chế đầy quyền lực, thứ mà đang ở xa tầm với của những cử tri, thứ mà đang nắm lấy những quyền lực lớn nhất – như Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và ban lãnh đạo của những tổ chức này. Ở mặt khác, thì các nghị viện là thể chế sở hữu tính chính danh dân chủ lớn nhất, nhưng lại hiện đang bị ép phải ủy thác quyền đưa ra các quyết định nhanh cho Brussels.
Châu Âu đã cam kết về một nền hòa bình vĩnh viễn. May mắn thay, không ai phải sử dụng vũ khí cả. Nhưng tâm trạng bao trùm khắp châu Âu lại không hòa bình một chút nào. Một số tổ chức truyền thông đang tường thuật tin tức theo một cách đặc biệt khiêu khích và một bầu không khí của chủ nghĩa sô vanh đã trở lại.
Lời hứa tiếp theo là về một Liên minh châu Âu sẽ đóng một vai trò lớn trên trường quốc tế – như một siêu cường chính trị và kinh tế và một hình mẫu của sự dung hợp trong hòa bình của một lục địa đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới. Thay vào đó, châu âu lại trở thành một trong những đứa trẻ lắm vấn đề của thế giới – quả là một trò cười từ đó đến giờ. Không hề có một sự đề cập tới bất cứ một ảnh hưởng đáng kể nào cả.
Tóm lại trong một câu: châu Âu không chỉ mệt mỏi – mà nó còn là một sự thất vọng. Điều đó có nghĩa là việc mất đi một chủng tộc đáng yêu: người châu Âu. Vào những thập niên 70 và 80, nhiều người ở Đức cảm thấy mình là một công dân châu Âu hơn là một người Đức. Bạn không còn có thể nghe thấy người ta nói về điều đó nữa, và điều đó thật là buồn.
Thời điểm cho những giải pháp thay thế
Mọi thứ không thể tự ở nơi nó nên ở. Ý tưởng đáng ngưỡng mộ về một lục địa thống nhất sẽ không thể được cho phép bị phá hủy vì cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Và quả thật là có những giải pháp thay thế cho cái kiểu chính trị của sự mệt mỏi này, ngay cả nếu như chúng có kế thừa rủi ro. Dù vây, chúng vẫn sẽ tốt hơn những thứ đang diễn ra hiện nay.
Giải pháp đầu tiên là Grexit, tức là việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng Euro và cố gắng vận hành bằng chính đồng tiền riêng của nó. Giải pháp thứ hai sẽ là một sự cắt giảm nợ, nghĩa là Hy Lạp sẽ không bị yêu cầu phải trả lại một phần trong khoảng nợ của nó nữa. Hai giải pháp thay thế trên sẽ gây ra một chấn động lớn, nhưng nó cũng sẽ mang đến cơ hội cho một sự bắt đầu mới và một cái kết cho cuộc khủng hoảng.
Những người mà hiện vẫn xem mình như là những công dân châu Âu từ tận trái tim mình, sẽ ủng hộ cho giải pháp thứ hai, cho những sự kiểm soát chặt chẽ hơn để đổi lấy những nguồn tài trợ hào phóng và sau cùng, cho những chính sách tài khóa có sức ràng buộc lớn. Tất cả điều đều có một cái giá nhất định, nhưng cũng mang đến khả năng rằng một lúc nào đó, chúng ta sẽ có được một châu Âu mà chúng ta đã được hứa hẹn.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.