Phe cánh Tập Cận Bình ở Trung Quốc

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #12124
      TQNam
      Moderator

      Gordon G. Chang
      01 tháng 4 2015

      Hôm thứ Sáu, tờ Asahi Shimbun, một tờ báo ở Tokyo, giả thiết là người cầm trịch Trung Quốc Tập Cận Bình xây dựng một “phe cánh Chiết Giang” bằng cách đề bạt những người quen biết lâu năm, có một số từ Quân khu Nam Ninh của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông Tập từng giữ các các chức vụ đảng tại vùng đó.
      Bài báo gây sự chú ý vì ông Tập khi đó tấn công CN bè phái trong nội bộ Đảng Cộng sản. “Tập họp nhau trong các nhóm, tạo bè phái vì mục đích riêng tư, hoặc tạo phe cánh bất hợp pháp”,Thông tấn xã chính thức Tân Hoa xã đã tuyên bố sau cuộc họp ngày 29 tháng 12 của Bộ Chính trị, cơ quan đảng cao cấp.
      Ông Tập tấn công CN bè phái, trong khi cố gắng tạo một phe cánh của riêng mình, đang chọc giận Đảng Cộng sản.

      Cuộc tấn công CN bè phái của ông Tập không phải là nỗ lực đầu tiên loại bỏ sự phân liệt trong nội bộ đảng. Alice Miller khả kính, khi viết trong bài mới nhất trên chuyên mục China Leadership Monitor của trang web Hoover Institution, lưu ý rằng sau những năm hỗn loạn Mao-ít, Đặng Tiểu Bình đã loại bỏ những hổn loạn bè phái.
      Ông Đặng bắt đầu quá trình thể chế hóa các tiêu chuẩn đảng, thiết lập và thực thi các nguyên tắc chỉ đạo và quy tắc để đảm bảo sự ổn định. Vào thời Hồ Cẩm Đào cầm quyền, nhiều lần ông nầy tuyên bố quá trình đã thành công. Ví dụ, Andrew Nathan thuộc Columbia University, một người không thiên về chế độ, nhiều lần nói về “tính đàn hồi” của chế độ.
      Nhưng ông Đặng, bằng mọi nỗ lực của mình, đã không loại bỏ được cả nạn bè phái lẫn đấu đá trong nội bộ đảng. Các phe nhóm tiếp tục hình thành, hoạt động, đấu đá nhau, rồi rả đám. Ông ta thôi tranh cải, và nó có tác dụng đẩy sự bất đồng đi khuất mắt, ít ra là một đôi khi.
      Kết quả là, bè phái trở thành càng khó nắm bắt hơn trước. Và trong đảng bây giờ còn có cả một chuyển dịch phức tạp hơn nữa của các liên minh, cái chốn vì lòng trung thành cá nhân, lợi ích tài chính, tư tưởng, và hoàn cảnh mà đến với nhau. Tất cả các yếu tố nầy ảnh hưởng đến hành vi trong sự tạo lập tính tổ chức mà nó thường thay đổi theo những cách khó mà dự đoán hay thậm chí khuất lắp như việc đã rồi. “Sinh thái chính trị”, như Miller định danh, thì đặc biệt mù mờ.

      Chính trong bối cảnh này mà ông Tập đã thắng ông Hồ hồi năm 2012 trong một quá trình chuyển giao dường như “êm thắm”. Việc ông ta ngoi lên trên mọi người là đáng lưu ý bởi vì ông ta trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ phe cánh nào có thể gọi là riêng của mình. Không phe cánh là con đường đi đến tột đỉnh quyền lực chính trị – ông ta là sự lựa chọn ít bị chối từ nhất với mọi phe phái – nhưng làm gì có cách điều khiển một hệ thống chia rẽ với các thay đổi lòng vòng liên tục, bè phái và các băng nhóm. Vì vậy, trong một nỗ lực rõ ràng để cản trở các đối thủ của mình, ông Tập khởi xướng một cuộc tấn công vào tính hợp pháp của các phe phái. Thực tế, tuyên bố của Tân Hoa Xã sau cuộc họp ngày 29 tháng 12 của Bộ Chính trị là một cuộc tấn công vào các phe nhóm của bất kỳ của ai.
      Nhưng trong quá trình tung ra một sáng kiến trên diện rộng như vậy, ông Tập đã đẩy đội ngũ cán bộ vào tình trạng căng thẳng. Như một quan sát viên Trung Quốc nổi tiếng nói với tôi chổ riêng tư nhân gần đây, ông Tập nắm lấy sự kết khối chống lại ông từ đối thủ lâu năm, hai vị tiền nhiệm ngay trước của mình. Giang Trạch Dân, với bè phái Thượng Hải của ông nầy, và ông Hồ, với Đoàn Thanh niên Cộng Sàn của ông ta, hiện đang bắt tay nhau.
      Vì vậy, các phe phái không có chổ đứng đang chuẩn bị lao vào cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng chống lại lãnh đạo của tổ chức. Và dường như ông Tập thuộc một phe nào đó đang cố gắng xây dựng cơ sở của mình. Nhiều người nói rằng ông ta cầm đầu “phe Thái tử Đảng”. Các Thái tử đảng là con cháu của vị cựu lãnh đạo và quan chức cấp cao hiện tại, và các cá nhân nầy có quan điểm khác nhau trải một phổ chính trị rộng lớn. Họ không tạo thành một nhóm chặt chẻ.

      Vì các Thái tử đảng không phải là một phe nhóm, cả trong nghĩa hẹp nhất của từ nầy – ông Tập đang xây dựng xây dựng một hạt nhân trụ đỡ về chính trị với các thăng chức, giáng chức và một cuộc thanh trừng toàn quốc. Do đó, các quan sát viên bắt đầu nói về một “phe Chiết Giang,” một ám chỉ chức vụ trước kia của ông ta tỉnh đó.

      Willy Lam tại Đại học Trung Hoa Hồng Kông chỉ ra rằng những người phái tự do Trung Quốc gọi ông Tập là ” Mao Trạch Đông của thế kỷ 21″. Ông Tập, cứ nói suốt bằng một giọng điệu Maoist, có thể coi đó là một lời khen, nhưng nhiều người ghê tởm nó. Mao, sau rốt, đã phóng đại cuộc đấu tranh bè phái trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

      Gordon G. Chang là tác giả các cuốn sách The Coming Collapse of China và Nuclear Showdown: North Korea Takes On the World. Ông còn viết bài trên The New York times và The wall Street Journal cùng nhiếu tờ báo, tạp chí khác. Ông là bình luận viên của Forbes.com
      ————
      Nguồn: http://www.worldaffairsjournal.org/blog/gordon-g-chang/xi-jinping-faction-china

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.