NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 1 month ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
14/11/2015 at 21:38 #12123TQNamModerator
Iain Mills 29.10.2010
BẮC KINH – Tại phiên họp toàn thể gần đây tại Bắc Kinh vào ngày 14-18.10 Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc căm lặng thông qua kế hoạch kinh tế năm năm mới nhất của nước này, cho thấy sự xuất hiện tiếp thêm một thế hệ mới các nhà lãnh đạo chính trị và đưa ra một số tuyên bố chính sách quan trọng. Tổng hợp lại, các sự kiện báo hiệu một chiều hướng thay đổi chính trị ở Bắc Kinh và uy thế của tư tưởng Mao-it trong ĐCSTQ – phe cánh “Thái tử đảng” tác động đến thời gian diễn ra sự chuyển đổi lãnh đạo năm 2012.
Gọi là Phe Thái tử đảng (Princeling – 太子党) như vậy vì nhiều nhân vật chủ chốt của nó là con của các nhà cách mạng gộc. Các Thái tử đảng đại diện thực sự cho phái truyền thống của ĐCSTQ, khi rưới đầy các bài phát biểu của mình các trích dẫn từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và nhấn mạnh “mục tiêu cốt lõi” của đảng và cách mạng. Sự nổi lên của họ được kích động bởi mối quan ngại ngày càng tăng về tình trạng bất ổn xã hội và tính bền vững trong kinh tế, và rồi nẩy ra câu hỏi về việc liệu, dưới sự lãnh đạo của họ, Trung Quốc có ngày càng hướng đến tư tưởng Maoist, làm dịu các mối đe dọa và bảo đảm sự tồn tại về kinh tế của họ hay không.
Kể từ cái chết của Đặng Tiểu Bình năm 1997, cả hai nhà lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, xuất thân từ phe được coi là nhiều tiến bộ hơn. Nhiệm kỳ của họ, tuy nhiên, mang đặc trưng bất bình đẳng xã hội tăng nhanh và thất bại trong cả hai việc dập tắt tham nhũng và kiểm soát thích đáng các hiệu ứng tàn phá nền kinh tế thị trường lên nguồn nhân lực và môi trường.
Mặc dù bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tăng, nhiều công dân Trung Quốc thấy mức sống của họ sa sút. Đây là một phần do lạm phát cơ bản cao, đặc biệt đối với thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, có nghĩa là đa số dân Trung Quốc không giàu có theo giá trị thực tế. Suy biến môi trường cũng là một mối quan tâm lớn. Mười sáu trên 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới là ở Trung Quốc, và gần như toàn bộ hệ thống sông của đất nước nầy đang bị ô nhiễm nặng nề. Trong trường hợp cực đoan, toàn bộ thị trấn trở nên không thể sinh sống được do nước thải công nghiệp.
Từ năm 1978, các nguồn phúc lợi xã hội toàn diện do chủ nghĩa Mao cung cấp “Danwei” (单位- đơn vị) hoặc “đơn vị công tác” hệ thống đã bị thu hẹp phần lớn, nhưng nhà nước đã thất bại trong việc tạo ra các thay thế thích hợp. Năm 1978, hầu như mọi công dân của Trung Quốc được hưởng chăm sóc y tế do nhà nước tài trợ. Đến thập kỷ 1990, con số này tụt đến 10 phần trăm, và vào năm 2000, hệ thống y tế của Trung Quốc đã được xếp hạng 188 trong số 191 quốc gia về bình đẳng của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngay cả bây giờ, chưa tới một nửa dân số được hưởng, tại thời điểm khi ô nhiễm và lối sống bệnh hoạn đang gây ra các dịch bệnh trong điều kiện y tế điều trị đắt đỏ.
Nói chung, có rất ít ví dụ về việc cải thiện các chỉ số kinh tế-xã hội định tính ở Trung Quốc ngày nay, một cáo trạng chỉ trích về quản trị của ĐCSTQ sau năm 1978 và khác xa với lý tưởng nguyên thủy của cuộc cách mạng như đề ra trong chuẩn tắc của tư tưởng chính trị của Mao Trạch Đông.
Các chiến lược gia của Đảng đặc biệt quan ngại về tình trạng bất ổn xã hội đang tăng lên giữa giới ủng hộ tước quyền công dân của dân đen. Kết quả là, những ý tưởng của Mao về bình đẳng, chính phủ trong sạch và đoàn kết quốc gia đã có được tiếng vang mới trong nền kinh tế thị trường mới nổi của Trung Quốc. Bộ đôi lãnh đạo hiện nay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, các đoàn viên Đoàn Thanh niên CS (CYL) ôn hòa về chính trị, thấy mình ngày càng bị ra rìa khi nhiệm kỳ của họ đang tiến triển, một phân tích dựa trên tốc độ cải cách chính trị chậm và một bầu không khí thù địch hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Hồ làm nhiều người ngạc nhiên tại phiên họp toàn thể Ủy ban Trung ương năm ngoái do không chỉ định một Thái tử đảng hàng đầu, Phó Thủ tướng Tập Cận Bình, là người đứng đầu Quân Ủy trung ương (CMC), một vị trí theo truyền thống do các nhà lãnh đạo hậu bị nắm giử. Một số người xem điều nầy như một nỗ lực kéo dài thời gian cho một đoàn viên CYL tiềm năng được thử thách thức xuất hiện, nhưng không có ai cả. Năm nay, ộng Tập, người có cha là một nhà lãnh đạo ĐCSTQ thuộc thế hệ đầu tiên, được bầu làm người đứng đầu của CMC qua bỏ phiếu kín, lần đầu tiên vị trí không được bổ nhiệm từ cơ cấu. Điều này chứng tỏ sự mến mộ ông Tập rộng rãi trong Đảng và giúp ông ta có thể giữ vị trí đứng đầu vào năm 2012.
Sự thăng tiến của ông Tập là tín hiệu rõ nhất về uy thế của Thái tử đảng trong quá trình chuyển đổi năm 2012, một uy thế cũng được phản ánh trong một số thông báo chính sách gần đây. Kế hoạch năm năm mới nhất đáng chú ý ở chổ sự nhấn mạnh tính bền vững, phát triển công bằng và một chính phủ trong sạch hơn, báo hiệu sự chuyển đổi cách tiếp cận tăng trưởng bằng mọi giá hồi thập kỷ qua. Cũng đã có sự uyển chuyển, so với các chỉ dấu rõ rệt trong quá khứ, sự cam kết của Trung Quốc tiếp tục giảm bớt vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế. Thật vậy, gói kích thích kinh tế năm ngoái đảo ngược xu hướng giảm đầu tư của chính phủ theo tỷ lệ phần trăm của GDP. Việc gia tăng phúc lợi và chi phí quốc phòng được dự toán trong ngắn đến trung hạn gây nghi ngờ hơn nữa đối với hy vọng đã hình thành vào năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là chính phủ tiếp sau sẽ nhanh chóng từ bỏ mô hình thống kê.
Các dấu ấn của một cách tiếp cận ngày càng Maoist cũng có thể thấy trong các diễn biến chính sách gần đây. Việc thắt chặt các quy định về xuất khẩu đất hiếm có hiệu lực tái phân loại kim loại nầy từ tài nguyên kinh tế sang chiến lược – một động thái vượt ngoài Mao tuyển. Chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Trung Quốc vào cuối năm, đặc biệt là trong thời gian bế tắc gần đây với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku đang tranh chấp, nó hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận quá mẫn cảm trước đây. Việc tăng lãi suất gần đây, lần đầu tiên trong ba năm, cũng có thể là một dấu hiệu của một chính sách tiền tệ xông xáo hơn.
Có thể hiểu được là ĐCSTQ được cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của việc phát triển kinh tế, vốn chỉ có vẻ như đã bị trầm trọng thêm do việc thị trường hóa nhanh chóng và khó kiểm soát, đặc biệt là trong khoảng thời gian gia nhập WTO. Trong khi các Thái từ đảng còn lâu mới thù địch với thị trường, sự thăng tiến chính trị của họ đáp trả quan niệm cho rằng, trong nhiều trường hợp, các lực lượng thị trường nay có thể là gây cản trở hơn là giúp phát triển. Hơn nữa, với hệ thống tài chính phương Tây gây ra một cuộc khủng hoảng lòng tin, Trung Quốc được khích lệ trong nỗ lực thiết kế mô hình thị trường lai của riêng mình.
Tiến đến mức cực điểm, ý thức hệ chính trị Mao Trạch Đông làm cho Trung Quốc sụp rụm xuống. Nhưng khi đất nước xây dựng lại nền kinh tế chính trị, lý tưởng của Người cầm lái vĩ đại và các cuộc diễn tập chiến lược có thể chưa được chấp nhận như một khuôn khổ mà theo đó Trung Quốc đẩy lùi một thảm họa thứ hai tệ hại như vậy.
—————-
Iain Mills là một cây bút tự do ở Bắc Kinh.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.