Tại sao không thể bỏ qua giá trị văn hóa trong quan hệ quốc tế

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4494
      TQNam
      Moderator

      Tại sao không thể bỏ qua giá trị văn hóa trong quan hệ quốc tế

      Tác giả: Kadira Pethiyagoda, Canberra

      Một trăm năm trước đã khởi sự cuộc chiến mà người ta những tưởng rồi nó sẽ kết thúc mọi cuộc chiến tranh. Thế kỷ bất hạnh này đã cho phép các nhà bình luận về ngoại giao hoạch đắc một trong những điều hay nhất – vạch ra những tương đồng lịch sử.

      Sự thật thì diện mạo của bối cảnh toàn cầu nay trông giống như một thế kỷ trước. Các quốc gia đẩy giới hạn của luật pháp quốc tế và hành động đơn phương trở về khuôn định truyền thống. Sự tái phối trí quan trọng về chiều kích chiến lược và kinh tế cũng được thực hiện. Các siêu cường mới ra đời và vận động cho mình một vị thế cao trong các vấn đề quốc tế.

      Một đấu thủ đã thả một con diều ‘Thần tài’ trong Giải vô địch thả diều tại liên hoan diều quốc tế Weifang lần thứ 31 ở Sơn Đông, Trung Quốc ngày 19 tháng 4 năm 2014. Để bảo đảm cho sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới đòi hỏi một nỗ lực sâu sắc và có tổ chức hơn với các chính phủ phương Tây trong việc hiểu các nền văn hóa châu Á và các nơi khác

      Lần này sự thăng trầm là cơn địa chấn lan xuyên qua mọi châu lục. Ngày nay các cường quốc mới nổi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, cũng như Brazil và Nam Phi. Bên cạnh tính đa cực tăng lên, nhiều người đã chỉ ra sự cạnh tranh trở thành siêu cường và sự bất đồng về các vấn đề lớn như Ukraine và biển Đông, biển Hoa Đông cũng gia tăng.

      Tuy nhiên, sự thay đổi quyền lực ngày nay có những tác động phức tạp hơn nhiều so với thế kỷ trước. Các phân tích của Samuel Huntington trong cuốn sách được đáng giá cao’Sự đụng độ của các nền văn minh’ thu hút sự chú ý trước một khía cạnh của quan hệ quốc tế thường bị bỏ qua – văn hóa. Các cường quốc mới nổi hiện nay có các nền văn minh hoàn bị – một số nước có hàng ngàn năm văn hóa liên tục. Trong khi công cuộc hiện đại hóa của Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Minh Trị vào năm 1868 bao gồm sự chấp nhận và thực hiện các thể chế chính sách ngoại lai phương Tây thì chắc gì đúng với Trung Quốc và Ấn Độ.

      Văn hóa đang trở lại như một nhân tố trong quan hệ quốc tế. Và nó không chỉ đơn thuần thông qua những biểu thị của chủ nghĩa Sô vanh trong các chánh sách quốc gia; không chỉ là các quốc gia nói rằng “văn hóa của chúng tôi hay hơn của quý vị”. Sự ảnh hưởng của văn hóa trong tương lai sẽ được cảm nhận ở các tầng sâu hơn. Nó có tác động thông qua các giá trị.

      Hồi thế kỷ trước, hầu hết các hoạch định chính sách phương Tây đoan chắc một số đặc điểm của con người ‘phổ quát’ chi phối các vấn đề quốc tế. Văn hóa chỉ được xem như một ‘con bài’ không thể hiểu nổi, nó ít liên quan đến quan hệ quốc tế. Hành vi của các quốc gia chỉ đơn giản là lợi ích tự thân đơn nhất thuần túy. Nhưng các quốc gia xác định lợi ích của mình như thế nào, vã chăng “sự hữu lý” luôn luôn là sự định hướng, hiện đang bị đặt dấu hỏi.

      Các giá trị văn hóa ảnh hưởng lên điều con người ta, và vì vậy có thể khẳng định là, muốn và nghĩ trong các vấn đề thế giới, thường là vô thức. Nó ảnh hưởng đến bộ công cụ nghệ thuật quản lý nhà nước được sử dụng, những hình ảnh mà một quốc gia đang tìm kiếm, rồi các khái niệm về hòa bình, tự do và phát triển có giá trị ra sao.

      Chúng ta thấy tác động của văn hóa lên ngôn ngữ trong các vấn đề quốc tế. Ấn Độ từ lâu đã thể bày chính nó như là tinh thần tôn trọng những lý tưởng bất bạo động cổ xưa của mình. Cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi kêu gọi một ‘trật tự thế giới không bạo lực’ mới. Trong khi nhiều quốc gia nói về hòa bình, các nghiên cứu cho thấy Ấn Độ đã làm như vậy cả khi điều nầy có nghĩa là hy sinh bước tiến hướng tới mục tiêu chiến lược ‘hợp lý’. Ngược lại, ở Trung Đông có nhiều nước yếu kém quân sự, vì lý do danh dự, khoác lên chiếc áo kẻ xâm lược hùng hổ – tấn công của đối thủ như thể vì các lợi ích chiến lược hợp lý hơn và bị tổn hại.

      Khi một cường quốc mới xuất hiện và sử dụng quyền tự chủ chiến lược lớn hơn, ta cũng nhìn thấy bàn tay của văn hóa trong hành vi của nhà nước thôi. Thay vì đòi hỏi về an ninh như hầu hết các nhà phân tích phương Tây dự đoán, chính sách vũ khí hạt nhân của Ấn Độ được thúc đẩy bởi việc tìm kiếm vị thế quốc tế. Điều này có nền tảng từ giá trị của hệ tôn ti như đã thấy trong hệ thống đẳng cấp nước nầy. Khi kết hợp với giá trị của bất bạo động, vũ khí hạt nhân trở thành biểu tượng quan trọng nhưng không sử dụng về mặt quân sự. Tư thế hạt nhân chừng mực của Ấn Độ đã giúp Mỹ và các nước khác biện minh cho cách ứng xử khác đi của mình với New Delhi trong hợp tác hạt nhân.

      Tương tự, chính sách của Trung Quốc đậm sác văn hóa chẳng hạn như thông qua khái niệm ‘mianzi’ tức ‘thể diện’ mà tầm quan trọng của nó được xã hội công nhận. Vị trí của một quốc gia trong hệ thống phân cấp quốc tế là vấn đề trung tâm. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc tự nhận là vô thần, Phật giáo kêu gọi chấp nhận sự vô thường và nền tảng văn hóa này có ý nghĩa quan trọng trong chánh sách đối ngoại của Trung Quốc, bao gồm cả hệ tư tưởng và khối liên minh được hình thành như thế nào.
      Cho đến nay hầu hết các nước bên ngoài phương Tây vận hành trên một qui mô đáng kể bằng cách sử dụng các thể chế quản lý nhà nước có nguồn gốc châu Âu khi hoạch định chính sách đối ngoại của mình nên ít ra ta cũng phần nào dự đoán được. Nhưng, hấp lực châu Âu nửa thiên niên kỷ qua đến hồi kết thúc, các thể chế quốc gia có thể tiến hóa thêm.

      Các giá trị văn hóa tác động còn nhiều hơn nữa vào cung cách quản lý chính sách đối ngoại của họ. Nền văn hóa ngoài châu Âu có thể áp dụng các quan điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức quốc tế cho một dạng thức quốc gia-dân tộc hiện hành có nguồn gốc Âu châu. Trong khi văn hóa phương Tây xem xã hội như những cá thể quan hệ với người khác thông qua các quy tắc và khế ước, các học giả Trung Quốc lại nhấn mạnh một thế giới quan tương liên, toàn diện. Điều này có thể tương đương với một tiêu điểm tương đối lớn đối với môi trường xã hội toàn cầu hơn là vào nhân tố quốc gia đơn lẻ. Giá trị cộng đồng của phương Đông tương phản với chủ nghĩa cá nhân phương Tây, một CN có ý nghĩa quan trọng đối với các khái niệm như nhân quyền và ‘an ninh cá nhân’.

      Việc bảo đảm trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới đòi hỏi nổ lực sâu sắc và có tổ chức hơn giữa các chính phủ phương Tây để ngộ ra các nền văn hóa châu Á và ở bất kỳ tại đâu. Chính sách đối ngoại một lần nữa trở thành trò chơi nặng vốn của các nhà lãnh đạo. Nghiệp vụ ngoại giao phương Tây bắt đầu thừa nhận sự cần thiết các chuyên gia nước nhà và tương tác với giới hàn lâm hơn. Tuy nhiên, phần lớn các xu hướng truyền thông vẫn tụt hậu.

      Như một thế kỷ trước thôi, Hội Quốc Liên đã không đưa ra các ràng buộc cho một nước Mỹ vừa nổi lên sau đó, hệ thống quốc tế hiện hành và các thể chế chủ yếu của nó có thể không đưa ra các ràng buộc với cường quốc mới nổi hiện nay. Sự quy hồi của văn hóa không chỉ là một cuộc tranh luận kinh viện. Nếu các chính khách xử lý những vấn đề lớn về an ninh toàn cầu và sự thịnh vượng trong một thế giới đa cực, thì văn hóa là “con bài” mà họ không còn có thể bỏ qua.

      Tiến sĩ Kadira Pethiyagoda là một nhà cựu ngoại giao Úc và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Oxford. Luận án Tiến sĩ của ông (cuốn sách sắp phát hành) có tựa ‘Nghiên cứu vai trò của văn hóa trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ’.

      Why cultural values cannot be ignored in international relations

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.