NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 10 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
20/11/2014 at 20:07 #4497TQNamModerator
Tận dụng di sản của Ông Đặng trước phái khai phóng
Takungpao – 16.08.2014
Kỷ niệm sinh nhật thứ 110 nhà lãnh đạo cải cách-thời đại Ông Đặng Tiểu Bình diễn ra sớm hơn hai ngày, ngày 20.08, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã tìm cách khai thác di sản của ông ta cho các chánh sách hiện nay bằng cách tuyên bố ông là một người xã hội chủ nghĩa và lý luận gia vô song của Trung Quốc. Trong khi ông Ông Đặng được nhớ đến nhiều nhất là do thực hiện cải cách thị trường và mở cửa Trung Quốc ra thế giới bên ngoài. Các phát biểu và bình luận chính thức lập luận, ông không phải là người theo CN tư bản lẫn người Âu hóa. Thông điệp chính thức cũng nhấn mạnh các chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng khi so sánh chúng là “can trường và cách tân” với chương trình cải cách của các nhà lãnh đạo hiện nay, nhưng họ luôn làm vậy để không dành chỗ cho những người ủng hộ cải cách kiểu phương Tây.
Đưa CN xã hội trở về với “CN xã hội đặc sắc Trung Quốc”
Nối gót ông Đặng, các yêu cầu ngày nay là Trung Quốc “không bao giờ quên cội nguồn của mình”, TBT Tập Cận Bình nói. “Con đường độc lập, nguyên lý và chế độ là chìa khóa của chủ quyền và phẩm giá của nước ta cũng như lòng tự trọng và nên độc lập của dân tộc Trung Quốc”, ông ta bổ sung trong một bài phát biểu được các nguồn tin chính thức nêu bật. “Chúng ta sẽ cố gắng hết mình để cải cách các lĩnh vực còn yếu kém và không lành mạnh và học hỏi những kinh nghiệm tốt của nước ngoài, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ sao chép nguyên xi kinh nghiệm nước ngoài cũng không hấp thụ những điều xấu của họ” (bản dịch của Tân Hoa xã ngày 20 Tháng Tám, toàn văn trên Nhân dân nhật báo, ngày 20 tháng 8). Các phát biểu của các quan chức cấp cao khác vận dụng những bài học này vào vấn đề ý thức hệ, quân đội và chánh quyền cấp tỉnh (Nhân dân nhật báo, ngày 20 tháng 8).Cách giải thích này về di sản của ông Đặng, như là một sự phát triển tự nhiên trong lịch sử CN xã hội Trung Quốc hơn là một sự chối bỏ kỷ nguyên Mao, đã được nêu rõ trong thông tin về các phát biểu của ông Tập tại một hội nghị cấp chóp bu của Đảng CS Trung Quốc, và nó ghi dấu ấn trong các bình luận xuất hiện rộng rãi của truyền thông chính thức của Trung Quốc. Tạp chí tư tưởng Cờ Đỏ đăng một bài bình luận dài sử dụng “Bốn nguyên tắc cơ bản” của ông Đặng đáp trả phái khai phóng, những người tin rằng CN Mác kéo lùi Trung Quốc, trong khi đó trang web của đài truyền hình đông khán giả CCTV nhắc nhở độc giả rằng “CN xã hội có thể áp dụng một nền kinh tế thị trường” và các khẳng định của ông Đặng rằng CN xã hội là một chế độ ưu việt (Qstheory.com, ngày 20 tháng 8; CNTV.com, ngày 20 tháng 8). Các bài viết của tờ Cờ Đỏ cũng tập trung vào nền dân chủ khi nhắc nhở độc giả là ông Đặng đã chọn “chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân” vượt trên “nền dân chủ tư sản”. Tờ báo cũng sử dụng một uyển ngữ chống âm mưu lật đổ do nước ngoài chống lưng để cáo buộc phái khai phóng tìm cách làm sói mòn Trung Quốc khi mô tả quan điểm của họ là niềm tin rằng Bốn nguyên tắc cơ bản (duy trì con đường CN xã hội, chế độ chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của Đảng CS và chủ nghĩa Mao cùng chủ nghĩa Mác-Lênin) là “một đập ngăn ‘diễn biến hòa bình’ ở Trung Quốc”.
Những nỗ lực phân biệt Ông Đặng với phái khai phóng chịu ảnh hưởng phương Tây gợi nhớ các đề tài trong chuyến thăm châu Âu của ông Tập hồi đầu năm nay. Tại đó ông nói với cử tọa rằng Trung Quốc đã “thử nghiệm chế độ quân chủ lập hiến, phục hồi đế quốc, chế độ đại nghị, một hệ thống đa đảng và tổng thống chế, nhưng không được việc gì cả. Cuối cùng, Trung Quốc theo con đường CN xã hội. Trong khi các thông điệp tuần này rút từ nhiều nguồn khác nhau, học thuyết cộng sản CN hơn là ngôn ngữ các nền văn minh, cả hai đã dẫn đến kết luận thủ cựu như nhau: vận mệnh của Trung Quốc đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sức đề kháng sự sao chép tư tưởng chính trị phương Tây.
Những ngụ ý
Các mối đe dọa về tư tưởng và âm mưu lật đổ là chủ đề hàng đầu của ban lãnh đạo của ông Tập qua sự lặp lại ở mức cảnh báo cao và một làn sóng bắt giữ những người trí thức và những người ủng hộ nhân quyền đang tiếp diễn. Rõ ràng Bắc Kinh vẫn tin rằng các chính phủ phương Tây, phối hợp với giới bất đồng chính kiến Trung Quốc, tìm cách phá hoại ngầm chế độ. Tuy nhiên, khi tiếp tục ra sức khước từ tư tưởng “phương Tây” dường như không có gì ngăn cản lãnh đạo đảng mưu cầu cải cách hướng thị trường hoặc cố gắng kiềm chế sự lạm quyền. Và thực vậy, Trung Quốc ngày nay thị trường hóa nhiều hơn và mở cửa ra thế giới rộng hơn thời điểm Ông Đặng về hưu hay qua đời năm 1997. Trong khi lo sợ mối đe dọa đến hệ thống chính trị của Trung Quốc, lễ kỷ niệm Ông Đặng cho thấy rõ ràng về nhu cầu cải cách tiếp nữa, lập lại lập luận lâu bền rằng tăng trưởng kinh tế, chính phủ trong sạch hơn và tôn trọng nhân dân là chìa khóa cho sự tồn tại các nguyên tắc của đảng.Ra sức củng cố niềm tin vào hệ thống Trung Quốc, và đè bẹp các nhà phê bình quốc nội lớn tiếng nhất, có vẻ như ông Tập cảm thấy dễ bị tổn thương vô cùng trong nỗ lực tu chỉnh mạnh mẽ của mình. Nhưng lời biện hộ của ông ở châu Âu về việc tôn trọng nền văn minh Trung Quốc biệt lập và “sự lựa chọn con đường phát triển”, mơ hồ hơn nữa ông ta đưa ra với Hoa Kỳ cái khái niệm gọi là “Quan hệ siêu cường kiểu mới”, đề nghị rằng ông ta tin là có thể đàm phán về sự ngưng chiến ý thức hệ. Chừng nào ông Tập còn theo đuổi mục tiêu chính trị khó khăn trong nước, thì còn có khả năng là các nước khác sẽ phải đối phó với một Trung Quốc trong mối nghi ngờ sâu đậm về ý đồ của h ọ và cảnh giác cả với những lời chỉ trích dù là ôn hòa.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.