NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 6 years, 11 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
18/10/2017 at 07:34 #23394NCQTKeymaster
Tập Cận Bình từng được chọn vì các bô lão coi ông là “dễ bảo” – giờ Tập đang loại dần các bô lão
Tác giả: Nguyễn Thanh Tuấn
10 năm trước, khi thu mới chớm, ĐH Đảng lần thứ 17 ĐCS Trung Quốc cũng khai mạc ở Bắc Kinh. Hai cái tên Lý Khắc Cường, bí thư tỉnh Liêu Ninh và Lý Nguyên Triều, bí thư tỉnh Giang Tô, là ứng viên hàng đầu cho vị trí ứng viên kế nhiệm tiếp theo cho thế hệ lãnh đạo thứ 5.
Tân bí thư Thượng Hải khi đó Tập Cận Bình, không được coi là ứng viên chính. Ông chỉ mới lên vị trí này đầu năm 2007 sau khi Trần Lương Vũ bị lật đổ. Cũng chưa từng có tiền lệ lãnh đạo địa phương đồng thời được bầu vào Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của Trung Nam Hải.
Nhưng mùa thu đó, mọi thứ thay đổi. Đại hội năm đó lần đầu “bỏ phiếu mở” 25 Uỷ viên Bộ chính trị: lần đầu các Uỷ viên được bầu từ nhóm ứng viên rộng hơn từ cả cấp tỉnh và cấp bộ. Tập Cận Bình trong cuộc bỏ phiếu mở nhận được sự ủng hộ lớn.
Năm đó, Tập là người được lựa chọn chỉ vì đơn giản các bô lão đều nghĩ Bí thư Thượng Hải khi đó sẽ là người “dễ bảo” – Tập là người thay bí thư Trần Lương Vũ bị lật đổ cách đấy chưa đầy một năm vì tội tham nhũng. (10 năm sau, có lẽ các bô lão giờ đã thấy mình sai thế nào!!!)
Ngay sau ĐH Đảng, tại Trung ương 1 của Khoá 17, Tập được lựa chọn trở thành thành viên thứ 6 của Thường vụ Bộ chính trị và Bí thư ban Bí thư. Tới cuối tháng 12, Tập được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương – giống con đường Hồ Cẩm Đào đi trong giai đoạn là “lãnh đạo kế vị” chờ đợi trong cuối những năm 1990.
Tới 2012, Tập chính thức là ứng viên nhượng bộ cho các bên. LA Times đánh giá con đường của Tập từ lãnh đạo cấp trung không hề đặc sắc vươn lên trở thành lãnh đạo tuyệt đối vừa có phần may mắn, có chút đánh giá thấp của đối thủ và yếu tố chiến lược.
Tập Cận Bình không phải luôn được chú ý. Ông là quan chức mức khá cấp địa phương nhưng không gây dấu ấn ở các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang trước khi tới Thượng Hải. Khi ông cưới bà Bành Lệ Viên – nữ văn công nổi tiếng của quân đội– thì mọi người thường đùa “Ai là Tập Cận Bình? Ông ta là chồng của Bành Lệ Viên”.
Trở lại 2012, giai đoạn của Hồ Cẩm Đào trước đó là thời kỳ hỗn loạn ở Bắc Kinh giữa nhiều phe phái, tham nhũng tràn lan, nội bộ đảng rơi dần vào vòng xoáy khủng hoảng. Trước đại hội, Bắc Kinh cũng cố để có một kỳ đại hội yên ả, nhưng điều đó không diễn ra.
Vợ của chính trị gia đang nổi khi đó là Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cáo buộc đầu độc giết một thương nhân người Anh, người tình của bà. Thông tin chấn động này lật đổ Bạc, ngôi sao đang lên và là đối thủ của Tập. Ngay sau đó thì Lệnh Kế Hoạch, cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, bị giáng chức vì tìm cách che dấu cái chết của con trai, người gây tai nạn với chiếc xe Ferrari sau một bữa tiệc cùng với hai thiếu nữ trẻ. Hồ Cẩm Đào vì vụ này cũng không thể tác động nhân sự ở ĐH 18.
Các lãnh đạo đảng khi đó thấy cần một người có khả năng lãnh đạo ổn định. Việc Tập không phải là ứng viên thân của cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào tạo lợi thế phần nào cho ông lúc này.
Ngoài ra, thân thế của Tập cũng tạo khác biệt lớn cho ông. Tập Trọng Huân, cha Tập là một trong những nhân vật thân cận quan trọng của Mao và người từng lãnh đạo cơ quan tuyên huấn của đảng trước khi bị lật đổ trong Cách mạng Văn hoá. Tập cũng từng phải đi cải tạo trong cách mạng văn hoá ở vùng Thiểm Tây.
Trong quá trình vươn lên Tập luôn cẩn trọng không gây thù chuốc oán với ai. Một bức điện sứ quán Mỹ năm 2009 được WikiLeaks tiết lộ đánh giá Tập là “cực kỳ tham vọng” và là người vượt qua giai đoạn hỗn loạn bằng cách “đỏ hơn cả đỏ”.
Tập, người vượt trội hơn so với nhiều người cùng thời, với nụ cười bí hiểm đã kịp cài quanh mình một loạt đồng minh quan trọng. Nhân vật quan trọng nhất trong số đó là người bạn lâu năm Vương Kỳ Sơn, người được Tập giao cho nhiệm vụ đứng đầu uỷ ban kiểm tra kỷ luật, dẫn dầu chiến dịch thanh trừng tham nhũng.
“Việc ông có một người vừa cùng chia sẻ chí hướng hành động và cực kỳ có năng lực là rất quan trọng”. Soái ca Vương đã “đả hổ, diệt ruồi” giỏi thế nào thì báo chí đã viết đủ nhiều.
Trở lại với các bô lão từng đưa Tập lên, họ đặc biệt im ắng trong mùa đại hội đảng này. Có thể thấy rõ các bô lão không còn ảnh hưởng nhiều với Trung ương Đảng như cách Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân hay Lý Bằng vẫn từng tác động.
Cựu Thường vụ Bộ chính trị Tống Bình (nguyên trưởng ban tổ chức TƯ khoá 13) mới tháng trước được báo chí Trung Quốc đưa tin là tới gặp lãnh đạo ĐH Nhân Dân Trung Quốc. Vị lãnh đạo 100 tuổi chụp hình trông vẫn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh.
Ông Tống là người từng nâng đỡ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo khi những người này còn trẻ. Ông cũng dìu dắt Tập Cận Bình khi Tập vươn lên đỉnh cao. Mọi người nói ông thường ngồi cạnh Tập trong các cuộc gặp hàng năm ở Bắc Đới Hà khi các bô lão Đảng gặp các lãnh đạo hiện tại vào cuối hè.
Nhưng Tống là lãnh đạo duy nhất xuất hiện trong tháng vừa rồi. Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, một đại ca khác, lần cuối cùng xuất hiện là từ hồi tháng 5 ở ĐH Thượng Hải. Nhưng ngay cả khi đấy, rất ít báo đài đưa tin về cuộc này (chi tiết này có thể chú ý thêm chuyện mối quan hệ giữa ông Tập với những người thân cận ông Giang). Chuyến đi chỉ được biết nhờ một số hình ảnh trên mạng mà có lẽ chủ yếu là để dập các tin đồn về sức khoẻ yếu của ông Giang.
Hồ Cẩm Đào cũng ít xuất hiện kể từ tháng 1, khi ông tới Quảng Châu, cơ sở cũ và để thăm Bí thư Quảng Đông Hồ Xuân Hoa, một người thân cận.
5 năm trước, các bô lão đảng xuất hiện tích cực hơn nhiều ngay trước đại hội. Hai tháng trước đại hội, ông Giang ít nhất hai lần xuất hiện, trong đó có một lần ở Bắc Kinh. Đối thủ của ông, cựu chủ tịch Chính hiệp Lý Thuỵ Hoàn, cũng đi coi tennis ở thủ đô. Các cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và Lý Bằng đều có động thái để tác động cài người mình vào những vị trí quan trọng của đảng.
Hồ Cẩm Đào vốn phản đối việc các bô lão tiếp tục can thiệp vào tình hình chính trường nên phần lớn né chính trị kể từ khi về hưu 5 năm trước. Cùng với việc các bô lão giảm dần ảnh hưởng khi tuổi tác ngày càng lớn, Tập đã nhanh chóng củng cố quyền lực tuyệt đối của mình thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Thậm chí một số người đặt dấu hỏi là liệu các bô lão có dự đại hội đảng năm nay. Năm 2012, Giang Trạch Dân là người thứ 2 bước vào đại lễ đường, chỉ sau Hồ Cẩm Đào, phản ánh ảnh hưởng kinh khủng của ông thế nào dù đã nghỉ.
Việc các bô lão xuất hiện cũng ảnh hưởng tới cơ cấu bộ phận sẽ lựa chọn trung ương đảng. Các bô lão chiếm tới 12 trong 41 thành viên đoàn chủ tịch Đại hội 18. Với 15 bô lão vẫn đang sống, các bô lão có thể chiếm tới 1/3 bộ phận quan trọng này của đại hội. Nhưng ngay trước Đại hội, đã có những thông tin ông Tập chỉ muốn cho các Uỷ viên hiện tại và dự khuyết được bỏ phiếu.
ĐH 19 khai mạc ngày mai có thể sẽ là màn kết chót với nhiều bô lão từng hét ra lửa một thời. Thông điệp của Tập với các bô lão giờ đã rõ: mời các cụ tránh đường.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thanh Tuấn
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.