NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 2 replies, 2 voices, and was last updated 10 years, 7 months ago by phuonghoang94.
-
AuthorPosts
-
-
18/05/2014 at 12:12 #1644phuonghoang94Participant
Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
1. Thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
Kể từ năm 2000 đến nay, giá trị thương mại hai chiều VN – TQ liên tục tăng trưởng nhanh chóng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Với đà tăng trưởng mạnh, kim ngạch thương mại Việt – Trung luôn hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra. Năm 2000 kim ngạch thương mại song phương đạt trên 2,5 tỷ USD vượt mục tiêu 2 tỷ USD. Năm 2004 kim ngạch thương mại song phương đạt gần 7,2 tỷ USD, vượt mục tiêu Chính phủ hai nước đề ra là 5 tỷ USD vào năm 2005. Năm 2008, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 20,18 tỷ USD hoàn thành trước hai năm mục tiêu hai nước đề ra là đưa mậu dịch hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2010 đạt trên 30 tỷ USD và thêm một lần nữa vượt trước thời hạn mục tiêu mà lãnh đạo hai nước đã đề ra là kim ngạch song phương đạt 25 tỷ (2011). Trước thông tin khả quan thu nhận được trong suốt thời gian quan hệ thương mại đã qua, hai nước phấn khởi đề mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên mức 60 tỷ USD (2015) và khẳng định mục tiêu đặt ra hoàn toàn có thể thành hiện thực.
Tuy nhiên cùng với kim ngạch thương mại song phương tăng lên từ năm đầu của thế kỉ XXI thì VN đã dần xuất hiện tình trạng nhập siêu lớn từ TQ, xu thế đó ngày càng trở nên đậm nét năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2007 nhập siêu của VN từ TQ là 9,145 tỷ USD, năm 2008 tăng vọt lên con số 11,16 tỷ USD, năm 2009 con số này tiếp tục tăng tăng lên 11,532 tỷ USD, năm 2010 nâng lên 12,6 tỷ USD , năm 2011 nhập siêu từ Trung Quốc liên tiếp tăng lên 13,5 tỷ USD, năm 2012 con số này tăng tiếp 23,7% để đạt mức 16,7 tỷ USD. Năm 2013 con số VN nhập siêu từ TQ ở mức đáng báo động: 23,7 tỷ USD tăng hơn hẳn 42% so với năm 2012.
Điều khiến chúng ta càng phải suy ngẫm hơn nữa là tỷ lệ nhập siêu từ TQ luôn lớn hơn tỷ lệ nhập siêu cả nước. Năm 2001 tỷ lệ nhập từ TQ là 14,8% trong khi tỷ lệ nhập siêu cả nước là 7,9%. Từ năm 2006 con số nâng lên mức báo động với khoảng cách giữa các cặp số ngày càng xa, năm 2006 là ( 143,9% và 12,7%); năm 2007 là: (272,5% và 25,6%); năm 2008 là (277,5% và 28,8%); năm 2009 là: (234% và 21,6%) ¬(1). Mặt khác tỷ lệ nhập siêu từ trung quốc tăng trưởng đều đặn qua các năm 2010 (12,7 tỷ USD); 2011(13,47 tỷ USD); 2012(16,345 tỷ USD); năm 2013(23,76 tỷ USD) trong khi 2 năm gần đây cán cân thương mại VN đang có xu hướng thặng dư: năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD, năm 2013 xuất siêu 863 triệu USD.
Số liệu trên cho ta thấy, đến nay tình trạng thương mại giữa hai nước vẫn chưa có nhiều chuyển biến trong vấn đê nhập siêu, vẫn diễn biến theo chiều hướng TQ xuất siêu mạnh sang VN. Trên thực tế, kim ngạch thương mại song phương có tăng, nhưng phần tăng trưởng xuất khẩu của VN vào thị trường TQ là rất ít, thậm chí xuất khẩu VN vào thị trường TQ không những không tăng, trái lại còn giảm đi.
2. Nguyên nhân dẫn đến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
Thứ nhất, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước chưa hợp lý, thế hiện rõ trình độ kỹ thuật, tình trạng phát triển của từng nước. Với việc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, nền kinh tế TQ đã có bước tiến dài trên nhiều lĩnh vực. Trong sản xuất hàng hóa, đất nước này nhanh chóng được coi là “công xưởng của thế giới”. Trong khi đó, quá trình đổi mới ở VN diễn ra chậm hơn TQ, nền công nghiệp, công nghệ còn lạc hậu hơn so với đất nước láng giềng. Do vậy, dù cùng là nước đang phát triển nhưng trong quan hệ thương mại Việt – Trung, VN vẫn phải nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng công nghiệp từ TQ.
Chỉ xét riêng 2 tháng đầu năm nay, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào VN có xuất xứ chủ yếu từ TQ với gần 1 tỷ USD tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trong cả nước. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch nhạp khẩu đạt gần 1, 26 tỷ USD, nhập từ TQ : 616,5 triệu USD (chiếm gần 50% ), điện thoại và các linh kiện nhập từ TQ: 815 triệu USD ( chiếm 68% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong cả nước. (2)
Thứ hai, do sự tham gia mạnh mẽ của các nhà thầu EPC đến từ TQ. Cùng với công cuộc đổi mới, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa năm 2020, VN phải đầu tư nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như nhiệt điện, thủy điện, lọc dầu, xây dựng cầu cống, nhà cao tầng… để phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Từ thập niên đầu của thế kỷ XXI đến nay, nhiều công trình công nghiệp nặng thuộc loại lớn của Việt Nam như nhà máy điện, thủy điện, xi măng, xây dựng công trình cầu đường phần lớn do các doanh nghiệp TQ nhận tổng thầu (EPC). Những doanh nghiệp TQ thực hiện phương thức mà họ đã áp dụng tại nhiều nơi khác nhau là sử dung sản phẩm của họ, thậm chí họ còn đưa cả công nhân, bảo vệ người TQ sang VN. Do khó có đủ điều kiện để nhập những thiết bị hiện đại, chúng ta phải cân nhắc việc lựa chọn sản phầm khác với giá cả hợp lý, chất lượng phải chăng. Không ai khác, chính Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu này. Chính vì vậy mà máy móc, thiết bị của TQ cấp cho VN ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa đẩy cán cân nhập khẩu từ TQ tăng cao.
Thứ ba, chính sách tỷ giá đang khuyến khích cho tình trạng nhập siêu. Mặc dù, Nhân dân tệ (CNY) đang tăng giá so với đồng USD, song nhiều nhà nhập khẩu vẫn hưởng lợi khi hang nhập khẩu về được bán bằng VND, bời đồng tiền VN vẫn đang tăng giá (do lạm phát vẫn cao nhưng tỷ giá lại được giữ ổn định). Điều này khuyến khíc các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì sản xuất hàng để bán trong nước.
Thứ tư, thiếu hiểu biết về thị trường TQ và tâm lý tiêu dùng đặc thù của người Việt.
Nhiều doanh nghiệp TQ khi làm ăn với VN đã quan tâm tìm hiểu kỹ về thị trường và con người VN. Họ nắm bắt những nhu cầu, những thay đổi, xu hướng vận động của thị trường, tâm lý người mua hàng… Trong khi đó, chúng ta chưa ý thức hình thành các hệ thống khai thác thông tin về nước bạn, điều đó phản ánh tư duy còn chậm chạp chưa bắt kịp với biến động đang xảy ra nhanh chóng trên thế giới trong tiềm thức. Chính vì vậy, những mặt hàng nông phẩm (dưa hấu, cao su) của VN xuất sang TQ luôn gặp khó khăn với những lý do không đủ giấy tờ, không thực hiện đúng các yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan kiểm dịch TQ. Hơn nữa, tâm lý người mua hàng đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Tâm lý người Việt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển luôn sẵn sàng tiêu tiền cho những mặt hàng xa xỉ, quan điểm “sính ngoại” thích phô trương hình thức đã bị người Trung “bắt thóp”. Họ biết rằng, nhiều người VN mặc dù ít tiền nhưng vẫn muốn sử dụng những sản phẩm có tên gọi của những hãng lớn, có uy tín. Việc sử dụng này dường như tạo cho người sử dụng được “tôn cao” mình hơn so với người khác. Chính những tâm lý trên của người Việt đã tạo mảnh đất” màu mỡ” cho những kẻ luôn lậu hàng xuyên từ TQ sang VN hoành hành đồng thời cũng là một nguyên nhân dẫn đến nhập siêu của Việt Nam với bên ngoài.
3. Đề xuất giải pháp giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
Thứ nhât, tăng nhanh nội lực là yếu tố quyết định nhằm nâng cao hiệu quả trong quan hệ thương mại VN-TQ. Để làm được điều đó cần thiết phải tăng cường sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân, nhận thức đúng đắn tính cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện quan hệ “bất cân xứng” giữa hai nền kinh tế. Chủ động cùng Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, xây dựng lòng tin tránh phản ứng dân tộc cực đoan làm tổn hại đến quan hệ hai nước.
Thứ hai, nâng cao nhận thức chung về sự cần thiết phải tìm mọi biện pháp khắc phục thâm hụt thương mại VN-TQ. Trong hai năm trở lại đây, việc cán cân thương mại của VN xuất siêu mang lại những tín hiệu đáng vui mừng cho nền kinh tế, song thâm hụt thương mại Việt-Trung lại càng bị lún sâu vì nguy cơ mất ổn định nền kinh tế Việt do trở thành thị trường tiêu thu hàng hóa TQ đã, đang diễn ra. Nó rất cần thiết được quan tâm đúng mức. Trước nhất là nhận thức người dân về hành động, suy nghĩ khi ra quyết định tiêu sài cho những đồng tiền, họ không nên đặt những đồng tiền “xương máu” vào tay những kẻ buôn hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng.
Không những thế, về phía VN phải nghiên cứu sâu thị trường TQ, hiệp hội, ngành nghề, tổ chức TQ… đồng thời nắm chắc tình hình, chính sách, chiến lược phát triển của TQ có như vậy mặt hàng nông sản chủ lực của ta mới dễ dàng thâm phập vào thị trường TQ, Khi nhu cầu về những mặt hàng như gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu… được tăng cao, cũng là lúc cán cân thương mại Việt-Trung được cải thiện có lợi về phía VN.
Thứ ba, chúng ta cần điều chỉnh lại cơ cấu xuất-nhập khẩu sao cho hợp lý, cần căn cứ vào bối cảnh chuyển biến tình hình trong nước và quốc tế. Hoàn toàn có thể giảm nhập siêu từ TQ nếu đã vạch phương hướng hành động rõ ràng cho từng chiến lược. Phân tích kỹ lưỡng thế mạnh công nghiệp quóc gia, Việt Nam chắc chắn sẽ tìm được nhiều chủng loại hàng phù hợp với thị trường TQ. Tạo điều kiện thuận lợi cho FDI thế giới vào VN phát triển công nghiệp phụ trợ để hướng mạnh hàng xuất khẩu sang TQ. Hiện nay, cần định hướng ưu tiên cho các dự án FDI của Nhật Bản, Mỹ chũng như các nước phát triển, kể cả TQ vào VN để phát triển xuất khẩu. Như vậy, chúng ta mới có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến, ,tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm TQ, mở ra khả năng đẩy nhanh xuất khẩu sang TQ.
Thứ tư, quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam cần tập trung vào việc khắc phục hạn chế các hoạt động thương mại không lành mạnh: buôn gian, bán lận hàng hóa, hàng nhái, hàng kém phẩm chất tràn lan. Hai nước cần đi vào đàm phán xây dựng hệ thống chính sách về quan hệ kinh tế song phương Việt-Trung một cách rõ ràng, theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, cùng hợp tác; cái gì dễ làm trước, khó làm sau, cái gì gây hại lớn giải quyết trước, tiềm ẩn sự bất lợi giải quyết trong tương lai, tránh gây tác hại ảnh hướng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Dân gian có câu “một bàn tay không nên tiếng vỗ”, muốn giải quyết vấn đề quan hệ kinh tế bất đối xứng song phương đòi hỏi sự nỗ lực từ bàn tay hai nước cùng tham gia. TQ cần có những chính sách khuyến khích VN xuất khẩu sang TQ, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp VN đi sâu mở rộng mạng lưới kinh doanh xuất khẩu hàng vào TQ, có chính sách khuyến khích FDI TQ vào VN sản xuất các mặt hàng chế biến mà TQ có nhu cầu để tăng nhanh csac mặt hàng xuất khẩu sang TQ.
Có thực hiện tốt các giải pháp như vậy hai bên sẽ xây dựng được quan hệ VN – TQ theo đúng phương châm, tinh thần đã đề ra: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” nhất trí xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”. Nhờ vậy mà quan hệ Việt – Trung phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu ổn định, lâu dài trong tương lai. -
18/05/2014 at 12:29 #1650AnonymousInactive
Cám ơn bạn vì bài viết nhiều thông tin.
Trong quan hệ thương mại với TQ đa số các nước đều chịu nhập siêu, nên VN cũng khó là ngoại lệ. Cơ cấu xuất nhập khẩu mới là quan trọng. Nếu nhập phụ tùng, linh kiện, máy móc…thi không có vấn đề gì lắm, nhưng đây ta lại nhập cả hàng tiêu dùng, đến chiếc tăm tre cũng nhập, trong khi xuất thì xuất nguyên liệu thô, khoáng sản, nông phẩm chưa qua chế biến…là chủ yếu. Đó mới thực sự là vấn đề của cả nền kinh tế, chứ không phải chỉ là vấn đề trong quan hệ thương mại với TQ.
-
18/05/2014 at 16:50 #1654phuonghoang94Participant
Tôi cũng có chung quan điểm với bạn.
Trong bài viết, tôi đã đề cập đến cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta ngay trong phần nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD, năm 2013 xuất siêu 836 triệu USD rồi, hi vọng cơ cấu xuất nhập khẩu trong những năm tới được cải thiện đáng kể để giá trị thặng dư quốc tế chảy về VN nhiều hơn.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.