NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Darwin, thuyết tiến hóa
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 6 years, 8 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
10/01/2018 at 11:06 #24351NCQTKeymaster
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày nay, tính ngụy khoa học và phản tự nhiên của thuyết tiến hóa đã lộ ra rõ ràng đến nỗi những người không chuyên ngành về sinh học cũng có thể nhận thấy. Điển hình là trường hợp của Phillip Johnson, một giáo sư luật tại Đại học California ở Berkeley, trở thành một trong những nhà tiên phong trong sự nghiệp giành lại sự thật cho sinh học – tố cáo sự vi phạm luật tự nhiên của học thuyết Darwin. Trong hơn 20 năm qua Johnson liên tiếp cho ra mắt một loạt tác phẩm phê phán thuyết tiến hóa, thậm chí với tư cách một học giả về luật pháp, ông nêu câu hỏi thách thức: “Thuyết tiến hóa có thể chứng minh được tại một phòng xử án hay không?” (Can Evolution be proved in a courtroom?).
Câu hỏi ấy là lời giới thiệu cuốn “Darwin on Trial” (Darwin được đem ra xét xử) xuất bản năm 1991. Năm 1997, ra mắt cuốn “Defeating Darwinism by Open Minds” (Đánh bại học thuyết Darwin bằng tư duy mở). Năm 2006, ra mắt cuốn “Darwinism’s Nemesis” (Sự báo ứng đối với Darwin),….
Richard Dawkins là một nhà tiến hóa học nổi tiếng. Khi được hỏi “liệu ông có bằng chứng nào để chứng minh cho sự tiến hóa hay không?”, Dawkins đã ngớ người ra, im lặng suy nghĩ một lúc rất lâu không trả lời được, đơn giản vì làm gì có bằng chứng (tìm xem video “Richard Dawkins stumped by creationists’ question” (Richard Dawkins bị bí bởi câu hỏi của những người theo thuyết sáng tạo). Còn đây là thêm 2 videos bác bỏ Darwin:
The Great Evolution Hoax (Trò đánh lùa vĩ đại về tiến hóa)
https://www.youtube.com/watch?v=w8k_Ja34ymQDNA is the Greatest Enemy of Evolution Theory (DNA là kẻ thù lớn nhất của Thuyết Tiến hóa)
https://www.youtube.com/watch?v=ZHQYj3xfo9wToàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài – vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần tứng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. Vâng, chính Darwin đã bầy tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau:
“… số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.Có nghĩa là ngay trong thời của Darwin, người ta đã ra công đào xới, tìm kiếm hóa thạch của các thế hệ chuyển tiếp quá độ, và không tìm thấy gì cả. Từ đó đến nay, 156 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuốn “Về nguồn gốc các loài” ra đời, vẫn chẳng hề tìm thấy gì cả. Thời gian đã quá đủ để thấy sự thật, rằng KHÔNG TỒN TẠI những thế hệ chuyển tiếp, đơn giản vì KHÔNG CÓ SỰ TIẾN HÓA. Nói cách khác, phỏng đoán “vĩ đại” của Darwin là SAI – sai vì tin rằng có tiến hóa.
Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng Darwin ý thức rất rõ rằng vấn đề hóa thạch sẽ quyết định “sinh mạng lý thuyết” của ông. Bằng chứng là ông dành hẳn một chương trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” để bàn về vấn đề này. Đó là Chương 9, nhan đề “On the Imperfection of the Geological Record” (Về thiếu sót trong hồ sơ địa chất), trong đó ông viết: “Sự giải thích, như tôi tin, nằm trong sự cực kỳ thiếu sót của hồ sơ địa chất”.
Thế đấy, Darwin đã cảnh báo rằng hồ sơ địa chất (tìm hóa thạch) là cực kỳ thiếu sót.
Đó là lý do để các đệ tử của Darwin phải tìm mọi cách lấp đầy khoảng trống tiến hóa từ vượn lên người. Họ dựng lên bức tranh tiến hóa “rất đẹp” từ vượn lên người, rồi cho phổ biến rộng rãi, nhằm tiêm nhiễm vào đầu óc mọi người, đặc biệt là trẻ em, rằng thuyết tiến hóa là một sự thật. Với công nghệ 3D hiện đại, nhiều bức tranh tiến hóa được bịa ra bằng những xảo thuật đánh lừa bậc thầy (hình đi kèm là một ví dụ).
Nhưng những hóa thạch mà họ lấp đầy khoảng trống từ vượn lên người thực ra đều là những là những loài khỉ hoặc vượn 100% đã tuyệt chủng, hoặc đôi khi là hóa thạch người 100% thời tiền cổ đại. Họ lừa được đa số mọi người, vì đa số là những người không chuyên. Nhưng họ không lừa nổi các chuyên gia sinh học trung thực. Chẳng hạn như Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Úc, tác giả cuốn ““Evolution: A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, trong đó viết:
“Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Về Nguồn gốc các loài”.Hoảng sợ trước việc không tìm thấy hóa thạch dưới lòng đất, các nhà tiến hóa nghĩ ra cách tìm “hóa thạch sống”. Đó là trường hợp đầu thế kỷ 20, họ đổ vấy cho người Aborigines (thổ dân) ở Australia chính là một loại “người-khỉ/khỉ-người” – một trong những cái được gọi là missing links (mắt xích chuyển tiếp bị mất tích) mà họ cần tìm kiếm để cứu vãn thuyết tiến hóa. Những cuộc truy lùng, săn bắt, thảm sát thổ dân đã diễn ra nhằm lấy hộp sọ nghiên cứu. Đó là một trang lịch sử đen tối của Úc, một vết thương âm ỉ trong lòng xã hội Úc đến nay vẫn chưa lành. Ngày nay ai cũng biết rõ đó là một tội ác của những kẻ nhân danh thuyết tiến hóa, vậy mà thuyết tiến hóa vẫn được tung hô, bằng cách bịt mắt lại để không nhìn thấy những hậu quả phi nhân mà nó đã gây ra trên thế giới, đỉnh cao là chủ nghĩa quốc xã Đức đầu thế kỷ 20. Phải mất nhân tính đến mức độ nào nữa thì người ta mới đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật để kết tội thuyết tiến hóa? Câu hỏi của Grenville Kent trên tạp chí SIGNS of the Times của Australia: “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler điều gì?) vẫn không có nhà tiến hóa nào dám lên tiếng trả lời. Họ biết trả lời sao đây? Bởi chính ông thầy của họ, Charles Darwin đã dạy họ rằng “trong một thời gian không xa lắm, có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh hầu như sẽ tiêu diệt các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới”.
“Không có Học thuyết Darwin, đặc biệt các lý thuyết con của nó như thuyết ưu sinh và Darwin xã hội, cả Hiler lẫn những phần từ quốc xã đi theo hắn đều sẽ không có một chỗ dựa khoa học cần thiết để tự thuyết phục mình và thuyết phục những kẻ hợp tác với chúng rằng một trong những sự độc ác kinh khủng nhất lại thực sự đáng được ca ngợi về mặt đạo đức” (Richard Weikart, nhà lịch sử tại Đại học Tiểu bang California).Đó là hệ quả tất yếu của lý thuyết đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cái được coi là động lực của tiến hóa. Hitler chỉ đơn giản là áp dụng lý thuyết đó vào xã hội loài người mà thôi. Chính Darwin đã lát đường cho Hitler! Chính Darwin đã cung cấp cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cơ sở ngụy khoa học để nó tiến hành những hành vi phản nhân loại nhân danh tiến hóa. Lý Tôn Ngô ở Trung Hoa đầu thế kỷ 20 đã vạch trần bản chất phi nhân này trong học thuyết Darwin.
Nhưng học thuyết Darwin mất uy tín không chỉ vì chủ nghĩa quốc xã. Lý do chủ yếu để nó mất uy tín là ở bản chất phi khoa học, hay chính xác hơn, bản chất phản khoa học của nó.
Nó phi khoa học vì vô bằng chứng: “Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc các loài không có lấy một sự kiện thực tế nào để xác nhận nó trong thế giới tự nhiên. Nó không phải là kết quả của nghiên cứu khoa học, mà thuần túy chỉ là sản phẩm của tưởng tượng” (trích đoạn trang 13, cuốn Witnesses Against Evolution (Những bằng chứng chống lại thuyết tiến hóa) của John Meldau, do Christian Victory Publishing xuất bản năm 1968 tại Denver, Mỹ).
Nó phản khoa học vì toàn bộ lý thuyết của nó dựa trên một cơ chế phi hiện thực – sự chọn lọc tự nhiên dẫn tới những biến dị có lợi qua hàng triệu, hàng tỷ năm biến loài này thành loài khác. Michael Denton gần như giận dữ bác bỏ cơ chế này:
“Không ở đâu Darwin có thể chỉ ra một trường hợp đích thực của chọn lọc tự nhiên đã thực sự gây ra biến đổi tiến hóa trong tự nhiên… Rốt cuộc, lý thuyết tiến hóa của Darwin không hơn không kém một câu chuyện hoang đường về nguồn gốc vũ trụ trong thế kỷ 20” (trích trang 62, 358, “Evolution, A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng) của Michael Denton, NXB Adler & Adler, Maryland, Mỹ, 1986).
Khoa học chưa từng chứng kiến một biến dị có lợi nào. Ngược lại, hầu hết biến dị đều dẫn tới bệnh tật, hủy hoại sinh vật. Chọn lọc tự nhiên, một cơ chế tưởng tượng, không “dại gì” mà lựa chọn những biến dị có hại. Nói cách khác, chọn lọc tự nhiên không hoạt động, hay chính xác hơn, không có chọn lọc tự nhiên.
Toán học chứng minh rằng xác suất để xẩy ra liên tiếp hàng triệu, hàng tỷ những biến dị “có lợi” trong quá trình “tiến hóa” hàng triệu, hàng tỷ năm là một đại lượng coi như bằng 0, cơ may để biến dị dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn KHÔNG CÓ. Chọn lọc tự nhiên là một khái niệm tưởng tượng. Chọn lọc tự nhiên dẫn tới tiến hóa là chuyện hoàn toàn hoang đường!
Các nhà tiến hóa đã tiến hành những thí nghiệm hòng tạo ra những biến dị làm thay đổi loài. Nhưng họ thất bại thảm hại. Chẳng hạn, họ đã thực hiện những thí nghiệm chiếu xạ hoặc tác động hóa học đối với ruồi giấm trong hơn 1500 thế hệ. Kết quả, ruồi vẫn là ruồi, ruồi chẳng hề biến thành bất cứ con vật nào khác. Hơn nữa, trong những thế hệ tiếp nối, rất nhiều con bị chết, nhiều con bị xoăn cánh hoặc cánh cụt ngủn.
Dưới con mắt vật lý, biến dị chính là một biểu hiện của Định luật Entropy (Định luật thứ hai của nhiệt động học) – định luật nói rằng vật chất biến đổi theo chiều hướng càng ngày càng xấu đi, hỗn loạn hơn. Entropy là đại lượng đo mức độ vô trật tự của một hệ thống. Định luật entropy khẳng định entropy chỉ tăng, không giảm (có thể không tăng trong giai đoạn ngắn). Biến dị là một biểu hiện của sự tăng entropy. Vậy biến dị là một biến đổi ngược chiều với tiến hóa, vì tiến hóa là khái niệm cho rằng sự vật ngày càng có tổ chức cao hơn, trật tự hơn. Vậy lý thuyết nói rằng biến dị dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn sai lầm, phản tự nhiên.
Tính chất tưởng tượng bịa đặt đó bị tố cáo mạnh mẽ trong cuốn “Evolution and the Emperor’s New Clothes” (Thuyết tiến hóa và bộ quần áo mới của hoàng đế) của N.J.Mitchell, do Roydon Publications xuất bản tại Anh năm 1983. Xin trích đoạn:
“Các nhà khoa học, những người đang truyền bá rằng tiến hóa là một sự thật của cuộc sống, là những kẻ đánh lừa người khác bằng sự cả tin, và câu chuyện họ đang kể là trò lừa bịp hơn bao giờ hết. Trong khi giải thích sự tiến hóa, chúng ta mảy may không có một chút sự thật nào cả”.
Trước trào lưu chống thuyết tiến hóa ngày càng mạnh, thái độ của các nhà tiến hóa ra sao? Hoặc là im lặng, bởi “im lặng là vàng”. Càng làm to chuyện, chân tướng thuyết tiến hóa càng lộ rõ. Đúng ra, những người chống thuyết tiến hóa mới đang là những người muốn làm to chuyện, muốn đưa thuyết tiến hóa ra tòa, như Phillip Johnson chẳng hạn. Thực sự các nhà tiến hóa đã và đang rơi vào tình thế rất lúng túng, như Richard Dawkins đã lúng túng trong cuốn video ở trên. Tuy nhiên, bản chất ngoan cố của con người là điều không làm ai ngạc nhiên. Các nhà tiến hóa vẫn loanh quanh chống chế. Họ kém trung thực so với ông thầy của họ, Charles Darwin.
Thật vậy, dù sao thì Darwin vẫn hơn hẳn các đệ tử của ông vì thái độ trung thực. Nỗi lo lắng của ông về sự thiếu vắng bằng chứng hóa thạch là một ví dụ điển hình. Theo Adrian Desmond và James Moore kể lại trong cuốn “Darwin” (do W.W.Norton and Company xuất bản tại New York năm 1991, trang 456, 475) thì có lần Darwin tâm sự với Asa Gray rằng:
“… Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự… Nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng cũng như những phần đúng đắn” (…I am quite consciuos that my speculations run beyond the bounds of true science… It is a mere rag of an hypothesis with as many flaws & holes as sound parts).Thú thực, tôi kính trọng Darwin hơn chính vì lời thú nhận nói trên, thay vì ở lý thuyết của ông. Nhưng càng kính trọng sự trung thực của ông bao nhiêu, tôi càng thất vọng với sự ngoan cố của các đệ tử của ông bấy nhiêu. Họ cố tình che đậy những lời thú nhận của Darwin bấy lâu nay. Nhưng internet đã làm họ thất bại! Sự thật đang ngày càng lộ ra, và lời tiên báo của Soren Lovtrup sẽ trở thành sự thât: “một ngày nào đó, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như trò lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học”.
Vậy mà Charles Darwin từng được nhiều sách báo và trang mạng tôn vinh như một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại (!!!). Chẳng hạn, Darwin được coi là một trong 12 người khổng lồ trong cuốn “On Giants’ Shoulders” (Trên vai những người khổng lồ) của Melvyn Bragg. Trên trang mạng Biography Online, Darwin được tôn vinh như một trong 10 nhà khoa học vĩ đại nhất, vì “đã phát triển lý thuyết tiến hóa bất chấp sự không tin tưởng và nghi ngờ, và đã sưu tập được những bằng chứng trong 20 năm, và công bố các kết luận trong cuốn On the Origin of Species năm 1859”. Thật lố bịch hết chỗ nói. Tôi không tìm được một trường hợp thứ hai nào trong lịch sử khoa học lố bịch như trường hợp này.Nhưng dù gia công đánh bóng tên tuổi Darwin bằng cách nào đi chăng nữa, hai tác phẩm chủ yếu của Darwin, “Về nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người” (1871) chính là 2 bằng chứng sẽ chôn vùi thanh danh của Darwin, và đến một ngày không xa, có thể tính bằng số năm tháng, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Sự thật sẽ không thể che đậy được mãi!
Nguồn: Pham Viet Hung’s blog
Bài phản biện:
Di Truyền Là Bạn Thân Nhất Của Tiến Hóa, Phần 1 – Mendel Cứu Darwin
Đây là bài phản biện mini cho Mendel bác bỏ học thuyết Darwin. Trong bài viết, tác giả nói về hơi nhiều thứ, nên phải cắt ra dần, hôm nay ta chỉ nói về Mendel.
Tôi không hề nghi ngờ việc Mendel, một linh mục, lại không đồng ý với Darwin vào thế kỷ 19 khi học thuyết còn non trẻ. Nhưng cũng như với bất kỳ nhà khoa học nào được cho là chống tiến hóa khác, tôi nghĩ sẽ khách quan hơn nếu chúng ta đối chiếu phần khoa học thay vì khai thác các phát ngôn.
CÁC ĐỊNH LUẬT MENDEL CÓ MÂU THUẪN VỚI THUYẾT TIẾN HÓA KHÔNG?
Các thí nghiệm Mendel thì đa số đều đã được học thời phổ thông, nhưng với độc giả chưa biết hoặc đã quên, các hình này sẽ giải thích rất nhanh gọn:
Mendel trồng ra một loạt dòng đậu thuần chủng, tức là ra mẻ nào y như mẻ nấy. Sau đó, ông ép chúng thụ phấn với nhau.
Kết quả là:
(tính trạng nghĩa là các biến thể khác nhau của cùng một cơ quan hay thuộc tính, chẳng hạn như thuộc tính màu hoa thì có hoa tím hay hoa trắng, màu hạt vàng hay xanh và thân cây cao hay thấp v.v)
Nhờ có nền tảng toán học vững chắc, Mendel đã lập được mô hình để cho ra kết quả đó bằng cách lý giải rằng mỗi sinh vật có 2 nhân tố di truyền, một từ mẹ và một từ bố, của mỗi tính trạng và gán cho mỗi phiên bản một chữ cái.
Làm tương tự với các tính trạng khác, ta cũng thấy ở đời thứ nhất tính trạng của một bên sẽ hoàn toàn lấn át bên còn lại – nghĩa là toàn bộ con mang tính trạng trội – và ở đời thứ hai sẽ là 3 trội : 1 lặn.
Đó là xét từng tính trạng một, còn 2 tính trạng một lúc, thí dụ hạt đậu vừa vàng vừa trơn lai với vừa xanh vừa nhăn, thì sao?
Và chúng ta cũng có mô hình toán học cho chúng
Từ các thí nghiệm trên, Mendel suy ra được 3 quy luật rất dễ hiểu:
- Định luật đồng tính: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính
- Định luật phân tính: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
- Định luật phân ly độc lập: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của tính trạng này độc lập với tính trạng kia (có những hạt đậu vàng và nhăn hay xanh và trơn, chứng tỏ 2 tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt không đi liền với nhau).
Khi nói tới “định luật khoa học”, ngoài những ông Tây già tội tóc giả có vẻ mặt rất táo bón thì ta cũng dễ nghĩ đến những từ hoành tráng như “bất biến”, “tuyệt đối”, “đúng trong mọi trường hợp”. Nhưng định nghĩa của định luật khoa học là “một hiện tượng/mô tả về hiện tượng đã được chứng minh là sẽ xảy ra khi một số điều kiện nhất định tồn tại hoặc được thỏa mãn” Vậy, thực ra định luật chỉ đảm bảo đúng trong bộ điều kiện của nó. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton chỉ áp dụng ở từ trường yếu, nguyên lý Bernoulli không còn đúng với những máybay siêu thanh, không thể dùng định luật Hooke cho sức căng quá giới hạn đàn hồi… Các định luật Mendel trong sách giáo khoa đi kèm luôn các điều kiện nghiệm đúng rất hiển nhiên:
Vì tính chất này mà việc áp dụng các định luật bị giới hạn và ta không nên ngoại suy ra khỏi phạm vi của chúng. Ví dụ, thời xưa người ta cho rằng sinh vật sống phức tạp như dòi, bọ, chuột tự nhiên sinh ra từ rác rến; Pasteur đã để dung dịch dinh dưỡng được khử trùng trong dụng cụ đặc biệt, chứng minh một cách tinh tế rằng “sự sống tạo ra sự sống”. Câu đó đúng trong điều kiện: các dưỡng chất đã dùng, các thông số vật lý, hóa học của thế kỷ 19 hay bây giờ. Nhưng có logic nào để thí nghiệm đó chứng minh được rằng sự sống, ở bất kì cấp độ nào, không thể nào tự hình thành trong bất kì thời điểm nào, bất kì nơi nào hay bất kì hoàn cảnh nào không? Không.
Vậy, bạn đọc kính mến, làm sao từ những thí nghiệm Mendel trên mà ta suy ra được “một sự thật tự nó tỏ lộ ra rằng các đặc điểm của sinh vật KHÔNG THAY ĐỔI trong quá trình di truyền – các loài được bảo toàn, không có sự thay đổi di truyền để loài này biến thành loài khác. Điều đó đặt dấu chấm hết cho những suy đoán của Darwin và những đệ tử của ông về khả năng pha trộn biến đổi di truyền làm biến đổi loài”? Bằng cách nào mà “theo lý thuyết di truyền của Mendel, khỉ chỉ có thể đẻ ra khỉ, cá chỉ có thể đẻ ra cá,… không bao giờ khỉ biến thành người được. Không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác”?
Lý lẽ nào?
Lập luận nào?
Đường nào?
Cần lắm hình chụp một bài báo khoa học đăng trên tạp chí uy tín hay một sách khoa chính thống nào có câu “con khỉ biến thành con người”. Mãi chờ.
Tác giả vin vào câu này trong một lá thư của Mendel “Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ từ từ tứng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái”.
Nhưng chúng ta đã biết, bằng thực nghiệm, lý do tuyên bố này của Mendel đáng tiếc là không đúng. Mendel không sống ở đúng thế kỷ để biết rằng ngoài nhân tố di truyền là allele thì hệ thống di truyền còn nhiều cơ chế nữa, khiến cho thế hệ sau, dù quan sát thì không thấy thay đổi gì, nhưng mã ADN bên trong thì đã có những khác biệt – đó là do đột biến, một hiện tượng mà chỉ sau phát hiện về cấu trúc ADN của Watson, Crick và Franklin tận thập niên 1950 mới có thể được xác định (Tôi đã có trình bày cụ thể tại sao đột biến gen rất phổ biến mà lại thường không được biểu hiện ra ở đây).
Cũng như thuyết tiến hóa với Darwin, di truyền học hiện đại đã tiến xa kể từ thời Mendel: chúng ta biết cơ chế tiềm ẩn về gen, allele, nhiễm sắc thế; hoán vị gen; tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen; sự tinh vi của cơ chế trội lặn; di truyền ngoài nhiễm sắc thể; về di truyền liên kết; biết hơn rất nhiều về giới tính…. Vậy giờ chúng ta không thể hiểu cứng nhắc phát hiện của Mendel thành “gen của sinh vật không thể thay đổi qua các thệ hệ”, mà phải là gen không bị tạp nhiễm, không trộn hay lẫn với các gen khác.
Phần đầu bài viết là một lập luận của tác giả: Vì Darwin đã tin vào di truyền các tính trạng có được (ví dụ như cụt tay) và dùng nó trong học thuyết của mình cũng như đề ra một giả thuyết về cơ chế di truyền khác là pangenesis, nên di truyền Mendel mâu thuẫn với cốt lõi của thuyết tiến hóa. Nghe qua khá hợp lý. Đúng là Darwin, dù cũng là một nhà nhân giống cây và bồ câu mát tay cũng như ghi nhận được một số hiện tượng giống Mendel, đã không có duyên trở thành ông tổ di truyền học. Ông ấy đã dùng sai cơ chế di truyền – một điều tuyệt không thể tránh khỏi vào thời bấy giờ. Darwin đã sai, nhưng thuyết tiến hóa có sai không?
Ngược lại là đằng khác. Không những di truyền học Mendel nói riêng (và di truyền học nói chung) không bác bỏ thuyết tiến hóa, mà còn cứu Darwin một bàn thua, bạn tin không? Để hiểu vì sao, ta phải xem trước Mendel thì người ta nghĩ di truyền vận hành như thế nào:
Người ta đã tin vào di truyền hòa trộn (blending heredity), nghĩa là con cái sẽ mang tính trạng trung bình của tính trạng bố mẹ, như màu sơn vậy.
Giờ các bạn hãy dành hẳn 1 phút 30 giây để nghĩ về tác động lên thuyết tiến hóa nếu tư tưởng đó là đúng. Đừng vội, đừng bỏ cuộc sớm, hãy dành đúng thời gian ấy (hoặc hơn) để suy ngẫm.
*
*
*
*
*
*
*
*
Banana!
Đúng rồi: (hoặc Sai rồi:) di truyền trộn lẫn sẽ hủy diệt triệt để thuyết tiến hóa.
Cùng xem lại các rường cột dễ hiểu của thuyết tiến hóa tôi đã nêu ở đây
Vậy, theo thuyết tiến hóa, cách duy nhất để một loài có thể thay đổi thích nghi hơn qua các thế hệ là các kiểu hình mới (hay cũ) tạo ra ưu thế được tăng tần suất/phát tán trong quần thể. Nếu trong một quần thể hoa trắng, kiểu gen/kiểu hình hoa đỏ có ưu điểm là thu hút côn trùng hơn gấp 2 lần xuất hiện, điều gì sẽ xảy ra khi nó thụ phấn với hoa trắng xung quanh? Rồi các thế hệ sau đó thì sao?
Kết quả của 4 phép lai này đều sẽ ra hoa màu hồng, đậm hay nhạt, nhưng vẫn là hồng. Ta dễ suy ra rằng chỉ sau vài thế hệ trung bình cộng như vậy thì tất cả đều sẽ là mang một màu hồng đồng nhất. Chọn lọc tự nhiên cần có sự khác biệt mới hoạt động được, và với di truyền hòa trộn thì không còn độ đa dạng nữa. Hãy nghĩ (thêm) về điều đó: nếu các tính trạng thật sự hòa vào nhau như sơn, ta có bao giờ lấy lại được màu sắc/tính trạng ban đầu không? Các ưu thế được tạo ra từ đột biến hoa đỏ chưa gì đã bị pha loãng và biến mất mãi mãi, hoa đỏ sẽ không bao giờ bành trướng được.
Chọn lọc tự nhiên và di truyền hòa trộn là một mất một còn.
Giả thuyết Pangenesis của Darwin – công bố gần 10 năm sau Nguồn Gốc Các Loài (1859)
- rằng mọi phần (pan) của cơ thể đều đóng góp các hạt di truyền vào thế hệ sau là một cơ chế di truyền hòa trộn.
Chết chưa!
Bấm xem một truyện tranh dễ thương về 2 siêu nhân Sinh học này ?
Giờ hãy so sánh khả năng phối hợp của chọn lọc tự nhiên với di truyền Mendel:
Không phải trộn các màu sơn mà là chồng lấp các lăng kính.
Ngay cả một gen lặn mất tăm trong thế hệ đầu tiên như hoa trắng vẫn tồn tại nguyên vẹn (nguyên vẹn theo nghĩa hiện đại ? ) trong các cá thể mang hình thái trội nhưng gen không thuần chủng và sẽ tái xuất giang hồ khi chúng lai với nhau. Nếu có một điều kiện khiến màu hoa trắng chiếm ưu thế thì tỉ lệ của chúng trong quần thể có triển vọng tăng lên.
=> Chọn lọc tự nhiên có nguyên liệu để thi triển võ công, trở thành một cơ chế khả dĩ!
Vậy, không phải là dù cho di truyền Mendel chứng minh pangenesis sai mà thuyết tiến hóa vẫn sống sót, mà là chính nhờ di truyền Mendel chứng minh pangenesis sai mà thuyết tiến hóa mới sống sót! Như sách giáo khoa Evolution của Giáo sư Mark Ridley, ĐH Oxford nhận xét:
Thuyết di truyền của Mendel đã vá một sơ hở nguy hiểm của học thuyết ban đầu của Darwin.
Mendel’s theory of heredity plugged a dangerous leak in Darwin’s original theory.
Ảnh đầu bài: https://askabiologist.asu.edu/explore/darwin_mendel
Nguồn: Sinhtienhoa.com
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.