NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 9 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
10/03/2015 at 00:49 #6306TQNamModerator
Phoak Kung
03 THÁNG BA NĂM 2015Tóm lược
Lời cáo buộc chống Campuchia tiếp sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 nhiều tranh cãi ở Phnom Penh khi không thừa nhận các thách thức mà mỗi quốc gia thành viên phải đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một ASEAN mạnh và đoàn kết là cần thiết cho việc chính thức hóa nhóm trong năm nay trước viễn tượng về một Cộng đồng ASEAN gắn kết.Lời bình
Ba năm sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN 2012 (AMM) nhiều tranh cãi tại Campuchia vốn lần đầu tiên kết thúc mà không có một tuyên bố chung, dư luận vẫn còn nặng tiếng với Phnom Penh. Khi khu vực này ở vào một năm quan trọng để chính thức hóa viễn tượng của một cộng đồng ASEAN duy nhất, đoàn kết và gắn kết, những bài học có thể có từ sự thất bại ở Phnom Penh này?Năm 2012, mọi ánh mắt dồn vào xem Campuchia sẽ xử lý các tranh chấp Biển Đông đầy tranh cãi giữa đồng minh thân cận Trung Quốc và một số quốc gia thành viên ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Như dự kiến, Philippines và Việt Nam nổ lực cho các tuyên bố của mình trong các đàm phán tại Phnom Penh. Khi ASEAN thất bại trong việc đưa ra một tuyên bố chung lần đầu tiên trong 45 năm, nhiều người nhanh chóng chỉ tay vào Campuchia cáo buộc các nhà lãnh đạo nước nầy đặt quyền lợi của mình lên trên sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.
Campuchia chỉ là một phần của vấn đề phức tạp
Hậu quả đã ảnh hưởng tới quan hệ giữa Campuchia và các đồng thành viên, đặc biệt là Philippines. Đại sứ Campuchia ở Manila cũng được triệt hồi sau khi đưa ra bình luận gây tranh cãi về Philippines và Việt Nam. Nguyên nhân thất bại được bàn rộng rãi này là các quốc gia thành viên của ASEAN không thể đồng ý về từ ngữ của tuyên bố chung liên quan đến các tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở bải Hoàng Nham (Scarborough Shoal).
Thực ra, đây chỉ là một khía cạnh của những thay đổi chưa từng có trong trật tự khu vực và toàn cầu. Trên thực tế, những cáo buộc chống Campuchia khá căng và thất bại trong việc xử lý các vấn đề chính đối diện với ASEAN như một toàn thể.
Lý do được ra là Campuchia phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế ngày càng nhiều. Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã viện trợ, cho vay và đầu tư vào Campuchia hàng tỷ đô la, khiến họ trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Campuchia cũng được coi là có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Họ trước nay ủng hộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề kể cả chính sách ‘Một nước Trung Quốc’.
Tuy nhiên, Campuchia chính là một biệt lệ. Nhiều nhà lãnh đạo ASEAN hướng đến Bắc Kinh chia sẽ sáng kiến mới của Trung Quốc trong khu vực. Tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thiết lập Chiến lược Con đường Tơ lụa mới 40 tỷ USD và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á 50 tỷ USD (AIIB).
Vì vậy, người ta vẫn nghi ngờ liệu cuộc họp ngoại trưởng năm 2012 có kết thúc bất kỳ dị biệt nào nếu một nước thành viên ASEAN khác thay thế làm Chủ tịch. Tất nhiên, Campuchia nên xử lý vấn đề này bằng một giải pháp hiệu quả hơn và tìm ra giải pháp khả dung cho tất cả các bên liên quan. Thất bại trong việc đưa ra tuyên bố chung gây hại lớn cho hình ảnh đất nước và đặt Campuchia vào một vị thế bất yên đối nghịch với các đồng thành viên.
Giữa hai gọng kềm
Là một nước nhỏ và nghèo, Campuchia không muốn đứng về phía nào trong các tranh chấp cấp khu vực và quốc tế. Nếu có thể lựa chọn, Campuchia sẽ đứng trung lập. Nước nầy trước sau giữ lập trường như vậy đối với các tranh chấp khác, chứ không chỉ là Biển Đông. Ví dụ, sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku / Điếu Ngư đặt Campuchia vào hai gọng kềm.
Khi Thủ tướng Hun Sen gặp người đối nhiệm Nhật Bản của mình trong cuộc họp bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 40 vào tháng Mười Hai năm 2013, ông nhắc lại quan điểm trung lập của Campuchia. Chính phủ cũng chuyện thông điệp tương tự cho chính phủ Trung Quốc.
Campuchia dự kiến tiếp cận tương tự trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Điều nầy sẽ giúp nhiều cho việc xuống thang xung đột giữa các bên tranh chấp để tránh gây nguy hiểm cho hòa bình và cản trở các hoạt động thương mại trong khu vực và xa hơn. Các đụng độ gần đây giữa Trung Quốc và hai quốc gia ASEAN – Philippines và Việt Nam – tạo nên mối quan ngại an ninh nghiêm trọng.
Các hành động đơn phương của các bên tranh chấp nhất định không tạo nên ưu thế trong tranh chấp biển, mà còn làm cho bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai khó khăn hơn. Tệ hơn, việc xây dựng quân đội và triển khai quân ở Biển Đông hiện nay có thể dẫn đến tính toán sai lầm tiềm tàng và sự xét đoán sai. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng các tranh chấp nầy không thể giải quyết bằng vũ lực.
Các đàm phán song phương là không thỏa đáng cho các nước nhỏ
Hơn nữa, Trung Quốc nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển là thông qua đàm phán song phương. Trung Quốc giận dữ khi Philippines kiện ra Tòa án trọng tài Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) khi cho hành động đơn phương như vậy chỉ làm leo thang tình hình. Nhưng việc nầy có nhiều ý nghĩa đối với các quốc gia nhỏ hơn như Philippines khi dùng luật pháp quốc tế như là một cách giải quyết các tranh chấp. Vấn đề là ngay cả khi tòa án quyết định có lợi cho Manila, Trung Quốc có thể không tuân thủ mặc dù điều này không có nghĩa là lợi ích của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, Campuchia đã có kinh nghiệm tương tự trong tranh chấp biên giới với Thái Lan. Theo đanh giá của Campuchia, một giải pháp bền vững cho các tranh chấp này phải là qua đàm phán song phương với các tổ chức khu vực như ASEAN và cộng đồng quốc tế trong vai trò trung gian và trợ giúp các quốc gia nhỏ hơn qua hổ trợ khả năng thương lượng của họ. Một mình Philippinessẽ không có khả năng đấu tay đôi với một đối phương mạnh hơn, tức Trung Quốc.
Điều tốt là bất kỳ sự leo thang xung đột nào cũng không có lợi gì cho Trung Quốc cả. Phải thừa nhận rằng, Trung Quốc cố gắng rất nhiều để đảm bảo với các lâng bang đang ưu lo và các nước khác rằng sự nỗi lên trong vị thế quyền lực toàn cầu không phải là một mối đe dọa mà là một cơ hội cho sự thịnh vượng chung. Hơn nữa, Trung Quốc hiểu sâu sắc rằng làm kẻ thù với các nước trong khu vực sẽ chỉ mắc lõm Hoa Kỳ, vốn cũng đang mưu tìm duy trì tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Điều Campuchia và các nước thành viên ASEAN khác cần làm là nổ lực tạo ra một kênh đối thoại. ASEAN trợ giúp công bằng các bên tranh chấp xúc tiến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Mặc dù không có sự tiến bộ, cho đến nay, đây là con đường hứa hẹn nhất cho một giải pháp hòa bình. Quan trọng hơn, tất cả các bên tranh chấp nên kềm chế mọi hành động đơn phương có thể làm xói mòn quá trình này.
Đổ lỗi cho Campuchia trong việc không ra hành tuyên bố chung không phải là giải pháp.
Dù muốn hay không, ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực chỉ có tăng, và việc lui về một CN dân tộc cực đoan là không thực tế và nguy hiểm. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không nên xem như là trờ chơi tổng hòa (zero-sum game). Cái cần bây giờ là một ASEAN vững mạnh, đoàn kết thì có thể đại diện hữu hiệu cho tiếng nói của các thành viên của mình.
……………………
* Phoak Kung là Đồng sáng lập và Đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia. Ông đóng góp bài bình luận đặc biệt nầy cho RSIS.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.