Trung Quốc có ý gì qua “cái nhìn đúng đắn” về lịch sử Thế chiến II?

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #10209
      TQNam
      Moderator

      Ông Tập Cận Bình muốn có nhiều nghiên cứu lịch sử hơn số đã có – nhưng chỉ với các chủ đề phù hợp với luận điệu của Đảng quanh cuộc chiến.

      Shannon Tiezzi, 01.08.2015

      Ngày 15 tháng 8 kỷ niệm sự đầu hàng của Nhật Bản trong Thế chiến II đang đến gần, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho là vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến không được công nhận. Ngày 30 tháng 7, tại một phiên họp chuyên đề của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ Chính trị tập trung vào cái mà Trung Quốc gọi là “Cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống lại sự xâm lược của Nhật Bản”, ông Tập kêu gọi tăng cường nỗ lực suy nghiệm và nghiên cứu lịch sử của cả hai: sự xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản lẫn cuộc kháng chiến của Trung Quốc khi nói rằng nước này cần có một kế hoạch cấp quốc gia để phối hợp các nỗ lực.

      Quan điểm của ông Tập là gồm nhiều nghiên cứu học thuật hơn, nhiều sưu tập và tổ chức tư liệu lịch sử hơn, và công khai (hoặc tuyên truyền) nhiều hơn nữa các nỗ lực để định hình công luận. Nói cách khác, hơn là chỉ đọc sách và xem chương trình truyền hình về cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

      Mục tiêu cuối cùng, như ông Tập đề ra, “hãy để lịch sử lên tiếng” và “dùng thực tế lịch sử để nói”. Nhưng trong công thức của ông Tập, vốn nhấn mạnh một “cái nhìn đúng đắng về lịch sử”, rõ ràng là chức năng thứ hai – dùng thực tế lịch sử để truyền bá thông điệp của Bắc Kinh – mới là điều quan trọng hơn. Đó là vì sao ông Tập chọn ra ba “chủ đề quan trọng” trong tiêu điểm tâm lịch sử của ông ta: “Tầm quan trọng hàng đầu” của cuộc kháng chiến, “vị thế quan trọng” của cuộc chiến của Trung Quốc trong cuộc thế chiến chống phát xít (tên chính phủ Trung Quốc khoái gọi Thế chiến II); và vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “chìa khóa thắng lợi” trong cuộc kháng chiến ra sao.

      Đây không phải là những vấn đề lịch sử cần giải đáp, mà là luận điệu ưa thích của Đảng mà ông Tập muốn làm luận cứ cho các nghiên cứu lịch sử. Từng luận điểm một sẽ được phô bày khi Trung Quốc kỷ niệm ngày kết thúc Thế chiến II với quốc lễ mới của mình vào ngày 03 tháng 9, và từng luận điểm đáng được xem xét riêng:

      “Ý nghĩa vĩ đại” của cuộc kháng chiến
      Cuộc chiến chống Nhật Bản hẳn nhiên đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình Trung Quốc hiện đại như chúng ta biết hiện nay, cả về chính trị lẫn về căn tính dân tộc. ĐCSTQ vẫn giữ vững các ảnh hưởng của cuộc chiến bằng cách nhấn mạnh nó như là một chuẩn mực trong diễn ngôn quốc gia.

      Dịp kỷ niệm ngày 3 tháng 9 năm ngoái, ông Tập ca ngợi “tinh thần dân tộc vĩ đại” của nhân dân Trung Quốc, đã quên mình trong các thử thách của chiến tranh, vì chiến thắng chung cuộc. Hiểu một cách nào đó, cuộc kháng chiến – chiến thắng đầu tiên của Trung Quốc sau “bách niên quốc sỉ ” (百年國恥) mà họ liên tục thất trận trước quân đội ngoại bang – nó đánh dấu sự khởi đầu của “Trung Hoa dân tộc đích vĩ đại phục hưng” (中华民族的伟大复兴) mà ông Tập gọi là” Trung Quốc mộng”. Ngày nay nó vẫn còn là diễn ngôn trung tâm của ĐCSTQ, và do đó “ý nghĩa vĩ đại” của cuộc chiến phải được đề cao.

      Tầm quan trọng của cuộc kháng chiến của Trung Quốc trong Thế Chiến chống phát xít
      Nhưng trong thuyết minh lịch sử hiện nay, Bắc Kinh muốn nhấn mạnh đến cuộc kháng chiến không chỉ là một trải nghiệm riêng có của Trung Quốc, mà còn là một phần của cuộc chiến tranh chung toàn cầu với chủ nghĩa phát xít. Bằng cách này, ĐCSTQ muốn nhắc nhở các nước phương Tây rằng họ đã chung lưng chiến đấu chống Nhật Bản – và rằng Nhật Bản, cùng phe “chủ nghĩa phát xít,” đã liên kết với Đức Quốc xã.

      Đây là một sự xuyên tạc trong cái thuyết minh dài hơi về chiến tranh, và nó tập trung vào lòng khao khát của Trung Quốc giành sự hỗ trợ toàn cầu cho vị thế của mình mà Nhật Bản không được phép giảm nhẹ sự bạo tàn lịch sử. Nó cũng gắn chặt với mối lo âu đương thời của Trung Quốc về cải cách quốc phòng ở Nhật Bản mà Bắc Kinh cố tô vẽ như sự khởi đầu của việc tái quân phiệt hóa. Đó cũng là một cái gì đó của một nỗ lực hồi tố để đề cao địa vị cường quốc của Trung Quốc, bằng cách từ chối sự diễn giải của phương Tây (mà thường làm lu mờ vai trò của Trung Quốc) và tuyên đòi vai trò đóng góp chính yếu của Trung Quốc vào chiến thắng chung cuộc của Đồng minh. Với Trung Quốc một trong những đồng minh thắng trận, cuộc chiến “đã phục hồi địa vị của Trung Quốc như một cường quốc trên thế giới,” theo lời ông Tập.

      ĐCSTQ là “Chìa khóa của thắng lợi”
      Do đó, cuộc kháng chiến được miêu tả là một thời kỳ có “ý nghĩa vĩ đại” với cả quốc nội lẫn quốc tế, mỗi điều còn lại là để ĐCSTQ tuyên đòi công lao cho chiến thắng đó. Đối với Đảng, điều này có thể là nhiệm vụ lịch sử quan trọng bậc nhất.

      Từ thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã quảng bá cái chuyện mà theo đó lực lượng của họ đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Nhật Bản, và theo đó mà tuyên nhận phần chiến thắng chung cuộc. Câu chuyện này thăng hoa trong “ca kịch chuẩn tắc” (1) thời kỳ Cách mạng Văn hoá. Thí dụ nổi tiếng nhất có lẽ vở Hồng đăng ký) kể câu chuyện các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật thách thức lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, nhưng chính vở Sa gia bang mới là biểu trưng cho cách thuyết minh lịch sử này. Vào giai đoạn tiếp sau, những người lính Quốc Dân Đảng đã đầu hàng người Nhật, cả hai bên săn lùng các chiến sĩ ĐCSTQ dũng cảm đảm đương cuộc kháng chiến.

      Đây chính xác là kiểu thuyết minh mà ông Tập muốn thấy nhiều hơn, nhưng tính xác thực của nó bị các nhà sử học đặt dấu hỏi. Vai trò của ĐCSTQ, trên thực tế, giới hạn trong du kích chiến. Các trận đánh lớn giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản do lực lượng Quốc Dân Đảng thực hiện. Đến cuối cuộc chiến, thậm chí lực lượng ĐCSTQ còn cố tình tránh chiến đấu thực sự với chủ tâm tiết kiệm sức lực của mình cho cuộc nội chiến Trung Quốc về sau. (Điều nầy không có nghĩa rằng Quốc Dân Đảng toàn tầm đánh nhau với Nhật Bản ngay từ đầu – nhà lãnh đạo QDĐ Tưởng Giới Thạch chỉ đồng ý tập trung sinh lực của mình vào cuộc chiến với Nhật Bản sau khi bị một trong các sĩ quan của mình bắt trong cái gọi là Tây An sự biến – 西安事变) (2).

      Trong khi đó, các chính trị gia ở Đài Loan, người thừa kế của Quốc Dân Đảng thời chiến, nhấn mạnh rằng lực lượng của họ là những người có phần công trang lớn nhất cho chiến thắng chung cuộc của Trung Quốc. Lễ Kỷ niệm chiến tranh riêng của Đài Loan được thiết kế có phần để chống lại diễn ngôn của ĐCSTQ. “Trung Quốc phải hiểu rằng họ không thể bóp méo sự thật lịch sử về vai trò nổi trội của Trung Hoa Dân Quốc trong chiến thắng cuộc chiến Trung-Nhật lần thứ hai”, CNA dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Đài Loan phát biểu hồi tháng Ba.

      Mặc dù gần đây ĐCSTQ sẵn sàng nhìn nhận vai trò của QDĐ – các cựu chiến binh QDĐ sẽ được mời tham dự cuộc diễu hành vào ngày 03 tháng 9, ví dụ vậy, và ông Tập kêu gọi sự hợp tác với Đài Loan nhiều hơn nữa về bảo toàn lịch sử chiến tranh – nó không là gì khác hơn là trọng tâm của biện giải về thời chiến, rằng cuộc kháng chiến quan trọng dường nào đối với căn tính dân tộc của Trung Quốc. Chấp nhận rằng ĐCSTQ không là, như ông Tập gọi, “trụ cột của lực lượng kháng chiến,” thì sẽ đe dọa đến tính chính danh chính trị của Đảng.

      Nguồn: http://thediplomat.com/2015/08/what-china-means-by-a-correct-view-on-ww2-history/
      —————–
      Chú thích của người dịch:
      (1) Nguyên bản tiếng Anh: “model operas”, nguyên văn Hán: 八个样板戏, tức bát cá dạng bản hí. Thời Cách mạng văn hóa, Giang Thanh đề ra cái gọi là Tám vở chuẩn tắc, mẫu mực cho nền kịch nghệ cách mạng Trung Quốc. Đó là:
      6 vở ca kịch: Hồng đăng ký (红灯记), Sa gia bang (沙家浜), Trí th ủ uy h ổ s ơn (智取威虎山), Kỳ tập bạch hổ đường(奇袭白虎团), Long giang tụng (龙江颂), Hải cảng (海港)
      và 2 vở vũ kịch: Hồng sắc nương tử quân (红色娘子军), Bạch mao nữ (白毛女). Các vở nầy còn được dựng thành phim, in bích chương cùng các dạng văn hóa phẩm khác cho tuyên truyền, từ đó dân gian lưu hành câu đùa “tám trăm triệu người xem tám tuồng hát”.

      (2) Năm 1936, Tướng Quốc Dân Đảng Trương Học Lương bắt tay với Chu Ân Lai đồng kháng Nhật, từ đó góp phần tiến đến hình thành Quốc-Cộng hợp tác lần hai. Tưởng Giới Thạch không đồng ý, bay đến Tây An lệnh cho Trương bỏ “kháng Nhật” mà “tiểu cộng”. Trương vây bắt Tưởng và buộc ông ta bỏ “tiểu cộng” để “kháng Nhật”.

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.