NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 10 years ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
27/11/2014 at 15:06 #4585TQNamModerator
Trung Quốc và ASEAN: động thái vượt ngoài Biển Đông
Trung Quốc Nhu buộc thử các chiến thuật khác nhau về tranh chấp Biển Đông để có được sự ủng hộ của ASEAN cho các dự án khác mình.
Shannon Tiezzi – 13.11.2014
Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2014 đã kết thúc, song nhiều nhà lãnh đạo thế giới khi rời Bắc Kinh đã không về nước. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bay sang Naypyitaw, Myanmar cho một loạt cuộc họp thu hút ASEAN, bao gồm hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ thay mặt Bắc Kinh tham dự các cuộc họp.
Hội nghị thượng đỉnh APEC tạo cho Trung Quốc một diễn đàn thể hiện nhãn quan của mình về khu vực châu Á-Thái Bình Dương: một cộng đồng kinh tế đan xen mà tăng trưởng của Trung Quốc là động lực chính cho sự thịnh vượng (và vì vậy lợi ích của Trung Quốc cần được tôn trọng). Song, thật trớ trêu, Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự phản kháng trước “Giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương” từ ngay các lân bang – đặc biệt là các thành viên ASEAN vốn có tranh chấp lãnh thổ gây gắt với Trung Quốc.
Reuters cho biết vấn đề Biển Đông có khả năng để trở thành chủ đề chính của các bàn cãi tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN khác nhau, thật đáng thất vọng trước Trung Quốc. Bắc Kinh thích xử lý các tranh chấp bằng song phương hơn là cơ đa phương rông hơn. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh bày tỏ lo ngại trước “khoảng cách to lớn giữa trách nhiệm chánh trị và hành động thực tế, thực tình trên biển”. Ngay cả các nước không ra yêu sách cũng quan ngại sự căng thẳng nầy là nguy hiểm – Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam nói các bật đồng là một trong những đe dọa lớn nhất đối với an ninh khu vực, Reuters cho biết.
Indonesia, nước lãnh đạo của ASEAN trên thực tế, đảm đương cách tiếp cận thống nhất giữa các thành viên ASEAN về sự bất đồng nầy. Sự gắng sức gần đây cho quy tắc ứng xử ở Biển Đông không mấy tiến bộ, chủ đề nầy có khả năng được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Trung Quốc và ASEAN có lạc quan hơn trước giai đoạn mười năm “thập kỷ vàng” bắt đầu từ năm 2014 về mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đây là một ưu tiên cao trong chính sách ngoại giao với lân bang của Bắc Kinh. Tân Hoa Xã rêu rao chuyến thăm Myanmar của ông Lý như sự bắt đầu “một giai đoạn hợp tác Trung Quốc-ASEAN mới”. Trong khi Trung Quốc cố sức về ngoại giao hơn bao giờ hết trước “cuộc Tây tiến” của mình, các nước láng giềng phía nam vẫn là cốt yếu đảm bảo an ning và lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đơn giản chỉ cần đặt, nhãn quan của Trung Quốc đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương không thể thành hiện thực nếu thiếu sự hợp tác của 10 quốc gia Đông Nam Á.
Đặc biệt, Trung Quốc cần mua chuộc Đông Nam Á Con đường tơ lụa trên biển, là tuyến hành hải bổ sung cho Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Trong khi các tuyến trên đất liền có tiến bộ đáng kể, với các đối tác thiện chí ở Trung Á và xa hơn, tuyến hàng hải vẫn còn mơ hồ hơn, có phần vì sự quan ngại từ các nước láng giềng của Trung Quốc. Khó mà Trung Quốc lôi cuốn sự hợp tác hàng hải nhiều hơn từ các lân bang vốn cảm nhận sự đe dọa do sự phát triển nhanh chóng của hải quân và tuần duyên Trung Quốc.
Ở Đông Nam Á, Indonesia và Myanmar đang tham gia, nhưng sự tiến bộ với Việt Nam chậm hơn (dù có cả Hà Nội trên bản đồ quy hoạch tuyến đường chính thức của Trung). Nếu sự căng thẳng về tranh chấp lãnh hải tiếp tục, Đông Nam Á có thể nổi lên như “mắt xích khuyết” trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Ấn Độ cũng không chắc chắn tham gia sáng kiến, Con đường tơ lụa trên biển có nguy cơ xa lầy nên các thành viên ASEAN né tránh.
Đồng thời, mặc dù các quốc gia Đông Nam Á chứng minh hăng hái nhận các khoản đầu tư và hỗ trợ của Trung Quốc. Chín trên mười nước thành viên ASEAN chính thức tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu (AIIB) mới của Trung Quốc. Mỗi một mình Indonesia từ chối, song dự kiến sẽ sớm tham gia, khi chính quyền tổng của thống mới Joko Widodo có thời gian xét lại đề nghị này. AIIB là một cơ chế quan trọng tài trợ vốn phát triển cơ sở hạ tầng cho đề xuất cập Đường tơ lụa của Trung Quốc; sự sẵn lòng của tất cả các nước ASEAN (bao gồm Việt Nam và Philippines) tham gia là một dấu hiệu tích cực cho Con đường tơ lụa Hàng hải.
Dẫu vậy, Biển Đông vẫn là một mối gẫy đổ tiềm tàng cho mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Thủ tướng Lý cũng là nhận thức này; trong một bình luận với Jakarta Post ông Lý nói rằng các tranh chấp hàng hải “không ảnh hưởng đến ổn định khu vực hoặc mối quan hệ tổng thể Trung Quốc-ASEAN”. Ông nói thêm rằng Trung Quốc là “hoàn toàn tin rằng chừng nào chúng tôi kiên trì đúng đúng hướng, duy trì đà đối thoại, tham vấn và tăng cường hợp tác hàng hải thiết thực, chúng tôi sẽ có thể xử lý đúng các vấn đề Biển Đông.” Ông ta cho rằng ASEAN và Trung Quốc đạt được sự nhất trí của một “cách tiếp cận lưỡng diện”, trong đó các vấn đề liên quan đến tranh chấp cụ thể sẽ được thảo luận song phương nhưng ASEAN như một toàn thể đóng vai trò duy trì “hòa bình và ổn định.”
Nếu Trung Quốc thực sự có thể hành động cùng ASEAN như một khối đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông (với bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo hành động tranh chấp như là bước đầu tiên), nó sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp tháo gỡ dễ dàng sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các tranh chấp lãnh thổ sẽ không sớm giải quyết được , nhưng chúng không được phép làm hại đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc về một nhãn quan toàn diện đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
http://thediplomat.com/2014/11/china-and-asean-moving-beyond-the-south-china-sea/
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.