NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: Hoàng Tuấn Thịnh
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 5 years, 4 months ago by NCQT.
-
AuthorPosts
-
-
13/08/2019 at 06:15 #31050NCQTKeymaster
Vai trò của Ấn Độ trong Thế kỷ châu Á
Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh
Báo “Cumhuriyet” của Thổ Nhỹ Kỳ đã đăng bài viết đề cập về vấn đề cấp bách mà Hoa Kỳ và các đồng minh đang gặp phải. Trong thế kỷ 21, dường như Hoa Kỳ không thể là cường quốc hùng mạnh nhất như những năm 1990. Trong bối cảnh như vậy, Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp tục sự thống trị của mình bằng biện pháp không công bằng. Bài báo viết, cùng với việc đe dọa sử dụng vũ lực, Hoa Kỳ luôn cố gắng làm cho Ấn Độ và Trung Quốc bất hòa với nhau.
Bằng chứng quan trọng nhất của thời đại chúng ta là giấc mơ Mỹ muốn biến thế kỷ 21 trở thành thế kỷ của Mỹ sẽ không hiện thực. Thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á. Tất nhiên, chủ nghĩa đế quốc của Hoa Kỳ không chấp nhận điều đó. Hoa Kỳ không thể chịu được cảnh hoàng hôn. Có nhiều giải pháp chống lại thế kỷ của châu Á, bắt đầu là việc thành lập liên minh Mỹ – Ấn chống lại sự hợp tác Nga – Trung, cùng tranh đua vị trí hàng đầu với Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía Hoa Kỳ, vấn đề đang đặt ra là phần lớn các giải pháp đó khác xa với tình hình thực tế. Điều quan trọng đang được đặt ra là làm thế nào để tăng sức sản xuất của mình, thế nhưng phương Tây lại đang già cỗi về lĩnh vực này.
Vừa rồi đã xuất hiện thông tin khá ồn ào là những người phương Tây tư bản đang đặt niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Nếu nhìn vào kết quả một khảo sát đăng trên tạp chí “National Interest”, có tới 49,6% người ở độ tuổi từ 23 đến 38 sinh ở Hoa Kỳ từ năm 1981 đến1996 đã bày tỏ mong muốn được sống ở một nước xã hội chủ nghĩa. Có khoảng ba phần tư số người được hỏi muốn chăm sóc y tế và hai phần ba số người được hỏi muốn giáo dục của họ được miễn phí. Nói cách khác, chủ nghĩa tư bản đang bị từ chối từ bên trong.
NGƯỜI MỸ TÌM KIẾM ĐỒNG MINH ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC
Đúng vậy, nếu biết được bức tranh toàn cảnh của Hoa Kỳ thì không có gì phải ngạc nhiên. Bởi vì, giới phân tích Mỹ cho rằng từ những năm 1990, sự cách biệt về kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang dần bị xóa bỏ. Tất nhiên, không ai dự đoán được sự lạc hậu suốt cả thế kỷ sẽ được xóa bỏ nhanh đến như vậy. Nếu như năm 1990 người ta dự đoán sự cách biệt về kinh tế của hai nước sẽ xóa bỏ sau năm 2050; đến đầu năm 2000, người ta lại dự đoán đến năm 2030 sự cách biệt đó sẽ xóa bỏ, thế nhưng đến năm 2014 sự lạc hậu của Trung Quốc so với Mỹ đã không còn là bao.
Nhưng hiện nay Hoa Kỳ đang cố gắng bù đắp việc mất đi sự thống trị của mình trong lĩnh vực tăng trưởng sản xuất, thương mại, kinh tế bằng sức mạnh quân sự. Thực sự là rất khó khăn để cân bằng sức mạnh đó.
Ở cấp độ chiến lược, tình hình đã diễn biến qua một số giai đoạn. Đầu tiên là trong những năm 1990, Hoa Kỳ đã có kế hoạch sẽ sử dụng chiến lược của phương Tây chống lại Trung Quốc. Một số nhà phân tích không những đề xuất đưa Nga vào danh sách các nước phương Tây kiềm chế Trung Quốc mà còn nỗ lực tạo ra mối quan hệ thích hợp giữa Nga và Liên minh châu Âu, giữa Nga và NATO. Thế nhưng nỗ lực đó đã không thu hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo phương Tây, vì vậy không đạt được kết quả. Nỗ lực của phương Tây nhằm liên kết với Nga không những không đạt được mà còn biến Nga trở thành đối tác chiến lược của Trung Quốc.
Thế rồi, hành động của Hoa Kỳ không tiến hành được một cách dễ dàng mà đã rất khó khăn. Tất nhiên, do Nga và Trung Quốc trở thành đồng minh nên Hoa Kỳ cũng cần có đồng minh địa chính trị nặng ký. Mục tiêu của Hoa Kỳ không những phải vượt qua được Trung Quốc mà còn phải mạnh mẽ để vượt qua liên minh Trung Quốc – Nga.
Chỉ Ấn Độ mới có đủ cơ hội trở thành đồng minh như vậy. Cuối thế kỷ này, dân số quốc gia Nam Á này không chỉ đuổi kịp Trung Quốc mà nền kinh tế của quốc gia này luôn được coi là đang phát triển nhanh. Cuối cùng, Ấn Độ sẽ được xếp ngang hàng với các cường quốc trên thế giới, như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nga, dần dần sẽ trở thành trung tâm sức mạnh thứ 5 trên thế giới.
BÁO CÁO CỦA LẦU NĂM GÓC VỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG
Trên thực tế, trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, Ấn Độ không thuộc về phe Hoa Kỳ và phe Liên Xô, chỉ gia nhập Phong trào không liên kết và đang nỗ lực giành lại vị thế vốn có của mình. Quốc gia này đang cố gắng có quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Nhưng cả Bắc Kinh và Moskva đều đáp trả kế hoạch của Hoa Kỳ bằng cách đưa Ấn Độ cùng với Pakistan, quốc gia láng giềng và cũng là đối thủ vĩnh cữu của Ấn Độ, trở thành thành viên chính thức Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trong khi cả hai nước Ấn Độ và Pakistan lại luôn có vấn đề tranh chấp trong lịch sử quan hệ.
Báo cáo về chiến lược của Hoa Kỳ thực thi tại khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được Lầu năm góc xuất bản ngày 01 tháng trước (tháng 6) đã khẳng định Ấn Độ rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Kể từ đó, Lầu năm góc luôn sử dụng khái niệm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thay cho khái niệm khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nội dung chính của báo cáo 64 trang đã công bố khu vực từ bờ Tây của Hoa Kỳ đến bờ Tây của Ấn Độ là khu vực quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ trong tương lai. Bởi vì, tại khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có bảy trong 10 quân đội thường trực hùng mạnh trên thế giới. Khu vực này có 06 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Có 9 trong 10 hải cảng nhộn nhịp nhất thế giới. Các hải cảng đó chiếm tới 60% lượng thương mại hàng hải thế giới.
Báo cáo của Lầu năm góc còn cho thấy, Trung Quốc – nhân tố định đoạt thế kỷ 21 – lại đang thành công trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự và đã trở thành đối thủ chính của Hoa Kỳ.
Nếu nói về đồng minh, báo cáo này cũng đề cập Ấn Độ đã trở thành đối tác lớn về quốc phòng của Hoa Kỳ.
HAI “G-3” TRONG MỘT “G-20”
Cuộc gặp thượng đỉnh ‘G-20” tại Nhật Bản đã trở thành sự kiện rất quan trọng. Trong cuộc cạnh tranh tiếp theo, Ấn Độ sẽ có vị thế nào đây? Nếu xác định rõ, đã có hai cuộc gặp thượng đỉnh “G-3” trong khuôn khổ cuộc gặp thượng đỉnh ở Osaka. Cuộc gặp đầu gồm có Trung Quốc, Nga và Ấn Độ; cuộc gặp thứ hai gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cụ thể là Ấn Độ tham gia cả hai cuộc gặp thượng đỉnh “G-3”.
Vị thế của Ấn Độ nằm ở đâu giữa các lực lượng chiến lược lớn nhất đang được coi là một câu đố lớn. Hình như Hoa Kỳ đang làm nhiều điều để kéo Ấn Độ nằm ở khu vực được xác định rất quan trọng về phía mình. Thế nhưng, trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và BRICS, Ấn Độ luôn hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và Nga./.
Азийн зуун айсуй
Theo “Өнөөдөр сонин”
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.