trungmam93

Forum Replies Created

Viewing 10 posts - 1 through 10 (of 10 total)
  • Author
    Posts
  • trungmam93
    Participant

    <cite> @trungmam93 said:</cite>
    Xin được cám ơn những lời khen, nhận xét và góp ý của The Theorist!
    Đầu tiên, vì đây là một nghiên cứu khoa học sinh viên nên chắc chắn là có những thiếu sót như bạn nêu. Cũng là do hạn chế về kiến thức lý luận và chưa được “va chạm” nhiều với các công trình dùng lý thuyết CNHT để giải mã nên chưa có thật nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cố gắng tiếp thu và sửa chữa bài NCKH đó ngày một hoàn thiện hơn.
    Thứ hai, mình sử dụng lý thuyết CNHT cho bài nghiên cứu, trong đó phần cơ sở lý luận (không nêu trong bài tóm tắt) có nói tới các biến thể của CNHT mà mình sẽ áp dụng. Bạn có thể thấy, xuyên suốt bài NCKH là CNHT cổ điển, nhưng có những phần dùng CNHT tân cổ điển để giải mã (ví dụ: Nguyên nhân chính trị nội bộ Trung Quốc bất ổn -> Quậy ở biển Đông) hoặc CNHT mới…
    Thứ ba, vì mình coi đó là cuộc chơi nước lớn nên bỏ qua vai trò của các nước nhỏ, mặc dù các nước này đóng vai trò nhất định đối với xung đột. Nhưng có thể khẳng định rằng, nếu không có sự bành trướng của Bắc Kinh thì biển Đông – có lẽ – đã lặng sóng hơn bây giờ. Bởi các nước nhỏ ở Đông Nam Á hoàn toàn không đủ sức để tạo nên sóng gió ở biển Đông, và không “dại” gì gây khó khăn lớn cho nhau.
    Kể cả đối với Bắc Kinh, rõ ràng biển Đông không phải là vấn đề dầu mỏ hay năng lượng, chỉ là Bắc Kinh muốn phản ứng với Mỹ thôi. Điều mà nhiều người gọi là “trỗi dậy”.
    Cuối cùng, lý thuyết quan hệ quốc tế thì mình mới chỉ được tiếp cận hơn 2 năm nay thôi, từ khi đi học đại học mới biết, vì thế vẫn cón rất nhiều lỗ hổng cần được lấp đầy. Và mình cũng đã chọn Chủ nghĩa hiện thực làm hướng đi cho bản thân :yes:
    Cám ơn The Theorist nhé! Hi vọng sẽ còn nhiều dịp được trao đổi với nhau.

    trungmam93
    Participant

    Rõ ràng, Mỹ đang tạo ra cho Việt Nam cơ hội để mở cửa nền dân chủ, nhưng tiếc rằng những áp lực từ phía Bắc Kinh và sự chọn lựa của giới lãnh đạo đang bỏ qua cơ hội đã. Và cũng có thể thấy rằng, Mỹ không trông đợi gì nhiều từ phía Việt Nam.
    Từ rầy cho đến khi Đảng Cộng hoà lên cầm quyền, đừng hòng bảo Đảng Dân chủ sẽ mạnh tay với Trung Quốc. Mỹ sẽ tính toán lợi ích sao cho có lợi nhất cho Mỹ trong quan hệ Mỹ – Trung, bất chấp hành động của Trung Quốc ra sao. Trong trường hợp này, đừng bao giờ quá tin vào đồng minh hay tình hữu nghị.

    trungmam93
    Participant

    Xin được cám ơn những lời khen, nhận xét và góp ý của The Theorist!
    Đầu tiên, vì đây là một nghiên cứu khoa học sinh viên nên chắc chắn là có những thiếu sót như bạn nêu. Cũng là do hạn chế về kiến thức lý luận và chưa được “va chạm” nhiều với các công trình dùng lý thuyết CNHT để giải mã nên chưa có thật nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cố gắng tiếp thu và sửa chữa bài NCKH đó ngày một hoàn thiện hơn.
    Thứ hai, mình sử dụng lý thuyết CNHT cho bài nghiên cứu, trong đó phần cơ sở lý luận (không nêu trong bài tóm tắt) có nói tới các biến thể của CNHT mà mình sẽ áp dụng. Bạn có thể thấy, xuyên suốt bài NCKH là CNHT cổ điển, nhưng có những phần dùng CNHT tân cổ điển để giải mã (ví dụ: Nguyên nhân chính trị nội bộ Trung Quốc bất ổn -> Quậy ở biển Đông) hoặc CNHT mới…
    Thứ ba, vì mình coi đó là cuộc chơi nước lớn nên bỏ qua vai trò của các nước nhỏ, mặc dù các nước này đóng vai trò nhất định đối với xung đột. Nhưng có thể khẳng định rằng, nếu không có sự bành trướng của Bắc Kinh thì biển Đông – có lẽ – đã lặng sóng hơn bây giờ. Bởi các nước nhỏ ở Đông Nam Á hoàn toàn không đủ sức để tạo nên sóng gió ở biển Đông, và không “dại” gì gây khó khăn lớn cho nhau.
    Kể cả đối với Bắc Kinh, rõ ràng biển Đông không phải là vấn đề dầu mỏ hay năng lượng, chỉ là Bắc Kinh muốn phản ứng với Mỹ thôi. Điều mà nhiều người gọi là “trỗi dậy”.
    Cuối cùng, lý thuyết quan hệ quốc tế thì mình mới chỉ được tiếp cận hơn 2 năm nay thôi, từ khi đi học đại học mới biết, vì thế vẫn cón rất nhiều lỗ hổng cần được lấp đầy. Và mình cũng đã chọn Chủ nghĩa hiện thực làm hướng đi cho bản thân :yes: Thần tượng của mình là GS. Stephen Waltz (nhà hiện thực mới) và nhà báo Fareed Zakaria (nhà hiện thực tấn công).
    Cám ơn The Theorist nhé! Hi vọng sẽ còn nhiều dịp được trao đổi với nhau. (Thực ra là đang nghi ngờ The Theorist là giảng viên :) )

    trungmam93
    Participant

    Bạn cũng có thể tham khảo tập bài giảng “Địa Chính trị” của TS. Lưu Minh Văn, Khoa Khoa học Chính trị, trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. Hoặc sách về địa chính trị của tác giả Nguyễn Văn Dân.
    Đó là tổng lược các công trình của các nhà địa chính trị nổi tiếng trên thế giới.

    trungmam93
    Participant

    Mình vẫn thiên về ý kiến rằng, thế kỷ này vẫn là thể kỷ của Mỹ. Một nước như Mỹ – dù vẫn kiếm lợi trên đầu thế giới – vẫn đáng để lãnh đạo thế giới hơn là Trung Quốc. Trung Quốc còn lâu mới đạt được đến tầm cỡ của Mỹ.
    Chỉ có điều, thoả thuận tay đôi về lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến Washington để cho Bắc Kinh tung hoành, chỉ khổ cho mấy anh láng giềng nhỏ bé trong khu vực Đông Á. Các nước nhỏ ở Đông Á cần phải cho Mỹ nhìn thấy nhiều hơn nữa lợi ích thì may ra họ mới có thể tạm yên tâm trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Ở đây không hẳn là mang tính “cân bằng quyền lực” như ta thường thấy, mà chủ yếu là “cân bằng lợi ích” hay cuộc chơi lợi ích mà thôi.

    trungmam93
    Participant

    Nói chung là đăng ở đâu cũng không quan trọng. Nhưng, nếu có thể thì nên đăng ở mục An ninh châu Á – Thái Bình Dương, hoặc An ninh và xung đột.
    Chào các bạn!

    in reply to: Dragon Strike – Đòn rồng #1757
    trungmam93
    Participant

    Cám ơn chị nhé :)

    trungmam93
    Participant

    Stephen Walt là một học giả chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế.
    Thế giới hiện nay, nhất là các nước lớn, vẫn đang tư duy theo quan điểm hiện thực.
    Quả thực, sẽ là thiếu sót nếu không biết đến những lý thuyết về quan hệ quốc tế khi luận giải, dự đoán các vấn đề quốc tế. Tuy vậy, điều này lại không được coi trọng ở Việt Nam – thật đáng buồn – và người ta cũng đang vướng vào cái vòng luẩn quẩn giữa lý thuyết và thực tiễn chính trị.
    Cái khó sinh viên những ngành này – theo ý kiến cá nhân của mình – là gặp phải những ông thầy dạy về quan hệ quốc tế, về chính sách đối ngoại nhưng chẳng hiểu, chẳng biết gì về lý thuyết quan hệ quốc tế cả, toàn mang Mác-Lenin và Hồ Chí Minh ra dùng. Đến chịu!

    trungmam93
    Participant

    Phía Mỹ cũng xác nhận rằng, khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan không có dầu mỏ, hoặc có rất ít. Rõ ràng, nó không thoả mãn yếu tố kinh tế như mọi người nhầm tưởng và như Bắc Kinh mong muốn.
    Trung Quốc quậy ở biển Đông chỉ là để thể hiện một sức mạnh đang lên, muốn bành trướng thôi. Hơn nữa, Trung Quốc quậy là đề phản ứng trước việc Mỹ thiết lập tên lửa ở Nhật Bản (2006) và chuẩn bị lắp ở Philippin. Thêm vào đó, chính trị nội bộ Trung Quốc có nhiều bất ổn, Trung Quốc muốn hướng sự chú ý của dư luận ra ngoài biển Đông để rảnh tay xử lý các vấn đề trong nước. Bạn có thể thấy, trong thời gian Trung Quốc xử lý Bạc Hy Lai, biển Đông khá lặng sóng. Nhưng sau khi vụ Hy Lai xong, lập tức Trung Quốc thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông và tuyên bố thiết lập ở biển Đông. Vừa rồi, sau khi các vụ khủng bố ở Tân Cương (các khu tự trị) xảy ra, Tập Cận Bình tới và tuyên bố sẽ thẳng tay đàn áp. Trung Quốc lập tức kéo HD-891 ra biển Đông.
    Không thê tiên liệu được chính xác khi nào Trung QUốc sẽ đưa giàn khoan về. Nhưng có thể, sau khi dẹp xong ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ đưa dàn khoan về. Hoặc, mùa mưa bão ở biển Đông sắp đến, nó cũng sẽ đưa về thôi. Không có chuyện nó cắm mũi khoan xuống biển đâu.
    Còn nữa, đây là thời điểm cuối trong nhiệm kỳ của Obama, nên Trung Quốc sẽ tranh thủ quậy. Kỳ sau, nếu Đảng Cộng hoà lên cầm quyền ở Mỹ, Trung Quốc sẽ không dám làm gì đâu.

    trungmam93
    Participant

    Chẳng phải vì kinh tế
    HD-981 chỉ là một dàn khoan di động, Trung Quốc muốn đưa đi đâu thì đưa thôi, vì cũng chả có nước nào ngăn chặn được việc đó cả.
    Rõ ràng, việc dàn khoan HD-981 không phải vì mục tiêu kinh tế, nó chỉ là cách để Bắc Kinh thể hiện sức mạnh và quyền lực nhằm doạ nạt các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
    Trung Quốc sẽ sớm rút giàn khoan này thôi.

Viewing 10 posts - 1 through 10 (of 10 total)