[NCKHSV] Biển Đông dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 4 reply threads
  • Author
    Posts
    • #1878
      trungmam93
      Participant

      Mình xin được chia sẻ tới các bạn bản Tóm tắt Nghiên cứu khoa học sinh viên của mình. Nghiên cứu này được giải Nhì cấp Khoa (Trường) năm 2014.
      Hi vọng sẽ có nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp.

    • #1881
      vanthanhk56vp
      Participant

      delete :yahoo:

    • #2209
      The Theorist
      Participant

      Chào bạn,
      Trước tiên chúc mừng bạn đã đạt giải Nhì NCKH cấp Khoa, đây là một thành tích rất đáng khích lệ cho bước đường học tập và nghiên cứu tiếp theo. Về đê tài của bạn do chưa được đọc toàn bộ mà chỉ có bản tóm tắt của bạn nên mình chỉ mạn phép có một số góp ý sau đây:
      1. Áp dụng lý thuyết CTQT để xem xét vấn đề biển Đông là cách tiếp cận hợp lý không chỉ cho riêng vấn đề này mà còn cho tất cả các sự kiện CTQT nói chung. Cách tiếp cận lý thuyết sẽ giúp ta nhìn vấn đề một cách tổng quát và nắm bắt được cái động cơ vận động bên trong của sự kiện.
      2. Tuy áp dụng góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực nói chung nhưng ta cần chỉ rõ là nhánh nào của thuyết hiện thực. Vì khi nói đến nguyên nhân xung đột biển Đông thì hiện thực cổ điển rõ ràng là chính xác, nhưng khi xét đến tầng xung đột thứ hai ta lại cần sử dụng đến thuyết hiện thực cấu trúc. Và ngoài ra đối với VN để giải quyết vấn đề biển Đông chắc chắn phải viện đến trường phái tự do thể chế. Như vậy đối với một vấn đề CTQT phức tạp như trên cần có một cách tiếp cận ĐA LÝ THUYẾT.

      Trên đây là vài dòng góp ý nhỏ, vì chưa có điều kiện tiếp cận toàn bộ đề tài của bạn nên mình chưa dám khẳng định điều gì. Hy vọng góp ý của mình có ích với bạn. Thân !

    • #2211
      trungmam93
      Participant

      Xin được cám ơn những lời khen, nhận xét và góp ý của The Theorist!
      Đầu tiên, vì đây là một nghiên cứu khoa học sinh viên nên chắc chắn là có những thiếu sót như bạn nêu. Cũng là do hạn chế về kiến thức lý luận và chưa được “va chạm” nhiều với các công trình dùng lý thuyết CNHT để giải mã nên chưa có thật nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cố gắng tiếp thu và sửa chữa bài NCKH đó ngày một hoàn thiện hơn.
      Thứ hai, mình sử dụng lý thuyết CNHT cho bài nghiên cứu, trong đó phần cơ sở lý luận (không nêu trong bài tóm tắt) có nói tới các biến thể của CNHT mà mình sẽ áp dụng. Bạn có thể thấy, xuyên suốt bài NCKH là CNHT cổ điển, nhưng có những phần dùng CNHT tân cổ điển để giải mã (ví dụ: Nguyên nhân chính trị nội bộ Trung Quốc bất ổn -> Quậy ở biển Đông) hoặc CNHT mới…
      Thứ ba, vì mình coi đó là cuộc chơi nước lớn nên bỏ qua vai trò của các nước nhỏ, mặc dù các nước này đóng vai trò nhất định đối với xung đột. Nhưng có thể khẳng định rằng, nếu không có sự bành trướng của Bắc Kinh thì biển Đông – có lẽ – đã lặng sóng hơn bây giờ. Bởi các nước nhỏ ở Đông Nam Á hoàn toàn không đủ sức để tạo nên sóng gió ở biển Đông, và không “dại” gì gây khó khăn lớn cho nhau.
      Kể cả đối với Bắc Kinh, rõ ràng biển Đông không phải là vấn đề dầu mỏ hay năng lượng, chỉ là Bắc Kinh muốn phản ứng với Mỹ thôi. Điều mà nhiều người gọi là “trỗi dậy”.
      Cuối cùng, lý thuyết quan hệ quốc tế thì mình mới chỉ được tiếp cận hơn 2 năm nay thôi, từ khi đi học đại học mới biết, vì thế vẫn cón rất nhiều lỗ hổng cần được lấp đầy. Và mình cũng đã chọn Chủ nghĩa hiện thực làm hướng đi cho bản thân :yes: Thần tượng của mình là GS. Stephen Waltz (nhà hiện thực mới) và nhà báo Fareed Zakaria (nhà hiện thực tấn công).
      Cám ơn The Theorist nhé! Hi vọng sẽ còn nhiều dịp được trao đổi với nhau. (Thực ra là đang nghi ngờ The Theorist là giảng viên :) )

    • #9706
      trungmam93
      Participant

      <cite> @trungmam93 said:</cite>
      Xin được cám ơn những lời khen, nhận xét và góp ý của The Theorist!
      Đầu tiên, vì đây là một nghiên cứu khoa học sinh viên nên chắc chắn là có những thiếu sót như bạn nêu. Cũng là do hạn chế về kiến thức lý luận và chưa được “va chạm” nhiều với các công trình dùng lý thuyết CNHT để giải mã nên chưa có thật nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cố gắng tiếp thu và sửa chữa bài NCKH đó ngày một hoàn thiện hơn.
      Thứ hai, mình sử dụng lý thuyết CNHT cho bài nghiên cứu, trong đó phần cơ sở lý luận (không nêu trong bài tóm tắt) có nói tới các biến thể của CNHT mà mình sẽ áp dụng. Bạn có thể thấy, xuyên suốt bài NCKH là CNHT cổ điển, nhưng có những phần dùng CNHT tân cổ điển để giải mã (ví dụ: Nguyên nhân chính trị nội bộ Trung Quốc bất ổn -> Quậy ở biển Đông) hoặc CNHT mới…
      Thứ ba, vì mình coi đó là cuộc chơi nước lớn nên bỏ qua vai trò của các nước nhỏ, mặc dù các nước này đóng vai trò nhất định đối với xung đột. Nhưng có thể khẳng định rằng, nếu không có sự bành trướng của Bắc Kinh thì biển Đông – có lẽ – đã lặng sóng hơn bây giờ. Bởi các nước nhỏ ở Đông Nam Á hoàn toàn không đủ sức để tạo nên sóng gió ở biển Đông, và không “dại” gì gây khó khăn lớn cho nhau.
      Kể cả đối với Bắc Kinh, rõ ràng biển Đông không phải là vấn đề dầu mỏ hay năng lượng, chỉ là Bắc Kinh muốn phản ứng với Mỹ thôi. Điều mà nhiều người gọi là “trỗi dậy”.
      Cuối cùng, lý thuyết quan hệ quốc tế thì mình mới chỉ được tiếp cận hơn 2 năm nay thôi, từ khi đi học đại học mới biết, vì thế vẫn cón rất nhiều lỗ hổng cần được lấp đầy. Và mình cũng đã chọn Chủ nghĩa hiện thực làm hướng đi cho bản thân :yes:
      Cám ơn The Theorist nhé! Hi vọng sẽ còn nhiều dịp được trao đổi với nhau.

Viewing 4 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.