#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động

Nguồn: William T. Gormley, Jr. (2007). “Public Policy Analysis: Ideas and Impacts”, Annual Reviews of Political Science, Vol. 10, pp. 297-313.

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Giới thiệu

Những thầy bói mù trong câu chuyện dân gian nọ khi được yêu cầu hãy mô tả một con voi, họ còn có cái gì đó để nắm lấy hoặc cảm nhận – một cái ngà sắc nhọn, một làn da thô ráp, hay cái vòi run run. Còn một người sáng mắt khi được yêu cầu mô tả về lĩnh vực phân tích chính sách công thì lại đang phải đối đầu với một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Bởi vì đây là một phạm trù luôn thay đổi, với đa dạng các chủ đề, người thực hiện, mục tiêu và đối tượng. Không giống như nhiều lĩnh vực học thuật, Continue reading “#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động”

#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro

Nguồn: Paul De Grauwe (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual Review of Political Sciences, 16, pp. 153–170.

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Tình trạng khủng hoảng của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định được đưa ra khi thành lập khối này. Quyết định tạo lập một liên minh tiền tệ được thúc đẩy bởi những mục đích chính trị mà không cân nhắc đến khía cạnh kinh tế của liên minh tiền tệ. Lãnh đạo của các quốc gia đã không thấy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho một liên minh tiền tệ vững mạnh, và cũng không nhận ra những bất ổn tồn tại trong chính liên minh mà họ tạo lập. Họ cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết đáng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trong năm 2010. Họ đã nhìn nhận sai vấn đề và đưa ra những quyết định tai hại khiến cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Bài viết này sẽ giải thích những sai lầm đó và kết luận bằng một vài khuyến nghị nhằm giải cứu đồng Euro.
Continue reading “#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro”

#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.

Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt

Quan điểm cho rằng các quốc gia theo chế độ dân chủ đã và sẽ không có xu hướng gây chiến với nhau là một quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực – những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị quốc tế.  Từ giữa thập niên 1970, sự xuất hiện của các dữ liệu mới cùng với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, và sự phát triển mạnh mẽ về mặt lý thuyết đã hỗ trợ cho các chuyên gia đánh giá đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm ấn tượng để bảo vệ cho mệnh đề hòa bình nhờ dân chủ ở trên. Một số ý kiến Continue reading “#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?”

#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

stethoscope

Nguồn: J. Lawrence Broz  & Jeffry A. Frieden (2001). “The Political Economy of International Monetary Relations”, Annual Review of Political Science 2001, No.4, pp. 317–343. >>PDF

Biên dịch: Phan Thị Ngọc Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Cấu trúc của quan hệ tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị, và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, chế độ tiền tệ cố định quy mô toàn cầu hay khu vực đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia. Continue reading “#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế”