Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?

e9b83526-1df8

Nguồn: John Andrews, “More war than peace”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ người chết mới được chứng kiến chiến tranh kết thúc”, câu nói của George Santayana[1] dường như đặc biệt thích hợp với tình hình hiện nay ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia – khu vực được coi là chảo dầu sôi của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban; Trung Phi bị nguyền rủa bởi các cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên – thường dọc theo các chiến tuyến sắc tộc, tôn giáo. Ngay cả sự bình yên của châu Âu cũng bị đe dọa – châu lục này phải chứng kiến cuộc xung đột li khai tại Ukraina, một cuộc chiến đã làm chết hơn 6.000 người trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện nay.

Điều gì giải thích cho việc người ta phải dùng đến xung đột vũ trang nhằm giải quyết các vấn nạn của thế giới? Continue reading “Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?”

Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?

20130713_blp511

Nguồn: “What is the difference between common and civil law, The Economist, 16/07/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2013, những người Anh theo phái bảo hoàng nóng lòng chờ đón đứa con đầu lòng của vợ chồng Công tước xứ Cambridge (tức Hoàng tử William) chào đời. Nếu con đầu của họ là một công chúa, thay vì một  Hoàng tử George xinh xắn nào đó, cô bé sẽ là công chúa đầu tiên thừa kế ngai vàng Hoàng gia trước cả những người em trai là hoàng tử của mình. Điều đó có thể xảy ra là nhờ một đạo luât được ban hành vào năm 2011, làm thay đổi việc thừa kế ngôi báu Hoàng gia tại Anh quốc. Luật trước đó vốn quy định các hoàng tử được ưu tiên thừa kế ngôi báu, chứ không phải các công chúa chị của họ, chưa bao giờ được ghi thành văn bản chính thức, song đó là một phần của thông luật Anh, nền tảng của hệ thống pháp luật nước này. Vậy thông luật (common law) là gì, và nó khác biệt thế nào so với hệ thống dân luật (civil law) đang được áp dụng ở các nước khác? Continue reading “Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?

20130928_blp510

Nguồn:How many people convert to Islam?”, The Economist, 29/09/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau vụ tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi (Kenya), có nhiều lời đồn đoán về khả năng liên quan đến cuộc tấn công của Samantha Leweithe, một phụ nữ người Anh đã cải sang đạo Hồi. Bà Samantha Lewthweite, được gọi là “góa phụ trắng”, kết hôn với Germaine Lindsay, một trong số những kẻ đánh bom ở Luân Đôn hôm 7/7 (2005), và bản thân cũng là một người đã cải sang đạo Hồi. Samantha Lewthweite đang bị Interpol và cảnh sát Kenya truy nã vì bị tình nghi có liên quan đến một vụ đánh bom khác. Lewthwaite, con gái của một quân nhân Anh quốc từng phục vụ ở Bắc Ai Len, lớn lên ở Anh quốc, và cải sang đạo Hồi khi còn ở tuổi niên thiếu. Việc cải sang đạo Hồi có phổ biến không? Và tại sao người ta lại gia nhập đạo Hồi? Continue reading “Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?”