Tác giả: Đỗ Trường Giang
Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII
Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”