Nguồn: Nadège Rolland, “Eurasian Integration “a la Chinese”: Deciphering Beijing’s Vision for the Region as a “Community of Common Destiny”“, The Asan Forum, 05/06/2017
Biên dịch: Trần Quang
Tầm nhìn của Bắc Kinh về một phiên bản thế kỷ 21 của Con đường tơ lụa cổ đại đã được tiết lộ trong hai bài phát biểu của Tập Cận Bình, một bài ở Astana và bài thứ hai ở Jakarta, vào cuối năm 2013. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ cách một tháng sau hai bài phát biểu trên, Kazakhstan và Indonesia đã được chọn là địa điểm chính thức bắt đầu ý tưởng “vành đai” trên bộ và “con đường” trên biển, đúng hơn họ được lựa chọn như những biểu tượng của sự tiếp cận được tiếp tục lại của Trung Quốc đến cả nước láng giềng lục địa lẫn nước láng giềng biển. Chủ nghĩa tượng trưng rõ ràng cũng hiện diện trong chủ đề Con đường tơ lụa do ban lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn cho điều hiện nay đã trở thành khái niệm chính sách đối ngoại mang tính xác định của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Cho tới tháng 3/2015, tất cả các yếu tố chủ chốt cho điều sẽ chính thức trở thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) và từ đó sẽ được lặp lại trong các bài phát biểu chính thức và chương trình truyền hình hoa mỹ của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, vốn đã được trình bày trong các bài phát biểu của Tập Cận Bình vào năm 2013. Các yếu tố này bao gồm tầm nhìn của ông về một lục địa Á-Âu được liên kết với nhau bởi “5 kết nối” (sự phối hợp chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính và các trao đổi giữa nhân dân với nhân dân), bị ràng buộc bởi “Tinh thần Con đường tơ lụa”, và nỗ lực xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh”. Continue reading “Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ”