Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Thất Phủ Võ Đế Miếu được xây năm 1775 (ông Lê Văn Lưu trong quyển Chùa người Hoa và Việt ở Chợ Lớn (Pagodes chinoises et annamites de Cholon) năm 1931, cho rằng chùa được xây năm 1820), cùng thời gian với đền Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Hai đền này thuộc vào loại đền chùa cổ xưa nhất ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Thất Phủ Võ Đế Miếu thờ Võ Đế (Quan Công) còn Thất Phủ Thiên Hậu Cung thờ bà Thiên Hậu. Cả hai đều do bảy bang người Hoa cùng chung xây cất với mục đích là nơi cho cả cộng đồng người Hoa hội họp, gặp gỡ và thờ cúng.

Dưới thời Pháp thuộc, Thất Phủ Võ Đế Miếu là trụ sở của Thất phủ Công sở và cũng là trụ sở Phòng thương mại Hoa kiều ở Nam Kỳ, hay còn gọi Nam Kỳ Trung Hoa Tổng thương hội (Chambre de Commerce Chinoise de Cochinchine), được thành lập năm 1904 dưới sự bảo trợ của Thanh triều. Năm 1910, Tổng thương hội Hoa kiều là hội viên của Phòng thương mại Trung Hoa, trụ sở ở Thiên Tân. Continue reading “Thất Phủ Võ Đế Miếu và sự hình thành Tổng thương hội Hoa kiều ở Nam Kỳ”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ

minhhuong

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Continue reading “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ”