Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời mở đầu

Đại hội Đảng XII (28/1/2016) nhận định: “tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật kỹ các tác động đến Việt Nam, để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng”.  

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra (6/7/2018), có người cảnh báo: “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, trong khi người khác ví von: “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”. Khi cuộc chiến bước sang giai đoạn hai (từ 24/9/2018), người ta giật mình nhận ra chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Những góc khuất của một cuộc đối đầu Mỹ-Trung bắt đầu lộ diện: chiến tranh tiền tệ, trừng phạt tài chính, chiến tranh mạng, cấm vận công nghệ, cô lập ngoại giao, chạy đua vũ trang, đối đầu quân sự. Đó là các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể Mỹ đang nhắm vào Trung Quốc, từ “đối tác chiến lược” (theo constructive engagement) nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)”

Trung Quốc “đại suy sụp”

china-l

Nguồn: Jeffrey Wasserstrom, “The Great Fall of China“, Wall Street Journal, 28/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dy

Trung Quốc đã bước vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nó chỉ có thể thoát ra bằng cách dẫn dắt các ngành công nghiệp dựa vào tri thức chứ không phải cơ bắp.

Đúng là David Shambaugh viết rất khỏe. Cuốn sách mới nhiều thông tin về “Tương lai Trung Quốc” tiếp theo cuốn “Đảng Cộng sản Trung Quốc” (China’s Communist Party, 2008) và cuốn “Trung Quốc Toàn cầu Hóa” (China Goes Global, 2013). Cuốn sách này đề cập đến các lập luận đã được đưa ra lần đầu trong bài phân tích “Sự Đổ vỡ Sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Chinese Crackup) cũng đăng trên tờ báo này cách đây một năm, gây nhiều tranh cãi. Lập luận chính của vị giáo sư ĐH George Washington rất dễ tóm tắt: Trừ phi Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình tiến hành cải cách chính trị lớn, nền kinh tế sẽ thất bại và đảng sẽ sụp đổ. Vì các học giả thường thận trọng khi xác quyết về thời điểm các sự kiện sẽ xảy ra, nên Shambaugh chỉ viết rằng nó có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Continue reading “Trung Quốc “đại suy sụp””