Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc
“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc (TQ), hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.
Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.
Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia (hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo), Đạo gia và Pháp gia. Continue reading “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”