Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

19151369964_fd9021c35c_k2

Nguồn: Mike Pietrucha, “Why the Next Fighter Will be Manned, and The One After That”, War on the Rocks, 20/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đôi khi một công nghệ nào đó gây ra sự kính sợ đến mức khiến cho trí tưởng tượng bay bổng và thường xa rời thực tế. Công nghệ rô-bốt cũng có đặc điểm tương tự. Dựa trên những thành công bước đầu, rất nhiều lời hứa hẹn vẫn còn dang dở đã được đưa ra trong ngành công nghiệp rô-bốt.

– Daniel H. Wilson

Chiếc F-35 phải, và gần như chắc chắn, là chiếc máy bay tấn công có người lái cuối cùng mà Bộ Hải quân sẽ mua hoặc sử dụng.

– Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân

Nếu công nghệ thật sự tạo ra cảm giác sợ hãi xen lẫn kinh ngạc thì ngành công nghiệp rô-bốt đã làm được như thế. Rô-bốt từ lâu đã xuất hiện trong văn học, ít nhất là từ tác phẩm Iliad – và có khả năng đã xuất hiện lâu hơn nữa trong lịch sử tùy thuộc vào định nghĩa của bạn về thế nào là rô-bốt. Continue reading “Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?”

Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt

15810993200_d41e2722f5_k-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Counter-Swarm: A Guide to Defeating Robotic Swarms”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt | Kỳ 5: Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Mô hình bầy đàn với số lượng lớn các hệ thống tự hành chi phí thấp có thể được ứng dụng một cách hữu hiệu trên nhiều phương diện trong chiến tranh. Thế nhưng, không chỉ riêng quân đội Hoa Kỳ tiến hành khai thác các ưu điểm của cách tiếp cận này, mà còn có cả các quốc gia khác. Chiến thuật bầy đàn mở ra vô số các cơ hội để quân đội Hoa Kỳ tăng cường tác chiến hiệu quả, bằng cách cải thiện phạm vi, tần suất, khả năng chấp nhận rủi ro, số lượng, khả năng phối hợp, trí thông minh và tốc độ trên chiến trường. Thế nhưng, có thể chính các bầy đàn của đối phương mới là yếu tố thay đổi toàn cục chiến tranh. Continue reading “Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt”

Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “Commanding the Swarm”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Ngày nay, các phương tiện không người lái chủ yếu đều được kết nối từ xa, với chỉ một người thực hiện các thao tác điều khiển. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong tương lai. Các phương tiện này sẽ ngày càng được tích hợp các chức năng tự hành nhiều hơn, với con người đóng vai trò chỉ huy ở mức độ nhiệm vụ. Điều này cho phép một cá nhân có khả năng điều khiển cùng lúc nhiều phương tiện, dẫn tới hỏa lực tác chiến lớn hơn trong khi nguồn nhân lực không thay đổi. Tuy nhiên, các bầy đàn số lượng lớn sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi lớn hơn rất nhiều trong mô hình chỉ huy và kiểm soát. Continue reading “Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt”

Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “The Human Element in Robotic Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

Quy tắc đầu tiên của máy bay không người lái là không gọi được chúng là “máy bay không người lái” (unmanned aircraft), và cũng đừng gọi chúng là “drone”.

Không quân Hoa Kỳ thường sử dụng cụm từ “máy bay được lái từ xa” (remotely piloted aircraft) để nói đến các loại vũ khí như Predator, Reaper hay Global Hawk. Cụm từ này thật ra cũng mô tả thực tế hoạt động hiện nay của những chiếc Predator và Reaper. Các máy bay này được phi công điều khiển bằng cần điều khiển và bánh lái, chỉ có điều những phi công này không ngồi trên máy bay (và đôi khi là ở tận phía bên kia bán cầu).

Chiếc Global Hawk có mức độ tự hành cao và không cần phi công điều khiển, nhưng vẫn cần môt người sử dụng bàn phím và chuột đưa ra các mệnh lệnh hoạt động. Đối với trường hợp này, khái niệm “được lái từ xa” có phần mơ hồ hơn. Continue reading “Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt”

Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

head-swarmanoid

Nguồn: Paul Scharre, “Unlease the Swarm: The Future of Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Liệu các “bầy đàn” khí tài chi phí thấp và có khả năng thay thế sẽ thay đổi cách thức quân đội tác chiến? Tháng 11 năm 2014, Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ông Frank Kendall đã yêu cầu Ủy ban Khoa học Quân sự tiến hành nghiên cứu một ý tưởng mang tính căn bản: “sử dụng một số lượng lớn các vật thể đơn giản, chi phí thấp, so với việc sử dụng một số lượng nhỏ các vật thể có cấu tạo tinh vi (đa năng)”. Quan điểm này hoàn toàn đi ngược lại xu hướng giảm số lượng, tăng giá thành và mức độ tinh vi của khí tài, vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua trong hoạt động mua sắm quân sự. Vì chi phí tăng, cho dù ngân sách quốc phòng vẫn tăng, số lượng các hệ thống tác chiến trong kho vũ khí của quân đội Hoa Kỳ vẫn liên tục suy giảm. Continue reading “Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh”

Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng

Kilobot_robot_swarm-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Robots at war and the quality of quantity“, War on the Rocks, 26/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát động tìm kiếm một “chiến lược bù đắp lần thứ ba”, một cách tiếp cận mới với mục tiêu duy trì sự siêu việt về công nghệ kỹ thuật quân sự của nước Mỹ, nhằm chống lại các đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, vì một số lý do, chiến lược lần này có phần khác biệt so với hai lần trước đó. Ngay cả cách sử dụng thuật ngữ “bù đắp” cũng chưa hẳn đã chính xác. Hai chiến lược đầu tiên nhắm đến việc “bù đắp” cho quân đội Hoa Kỳ trước lợi thế về số lượng vũ khí quy ước của Liên Xô tại châu Âu, đầu tiên là bằng vũ khí hạt nhân và sau đó là các vũ khí được cung cấp thông tin với độ chính xác cao (information-enabled precision-strike weapons). Nhưng trong lần này có thể chính Hoa Kỳ sẽ mang lợi thế số lượng vào trận chiến. Continue reading “Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng”

Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Nguồn: Paul Scharre, “Between a Roomba and a Terminator: What is Autonomy“, War on The Rocks, 18/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giới thiệu: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt 6 bài viết mang tên The Coming Swarm (tạm dịch: Cuộc đổ bộ sắp đến) về công nghệ rô-bốt (robotics) và tự động hóa (automation) trong quân sự. Loạt bài là một phần của dự án “Vượt ra khỏi Sáng kiến Bù đắp”[1] (Beyond Offset Initiative), hợp tác thực hiện bởi trang mạng War on The Rocks và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for New American Security). Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu loạt bài này như là một cách để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ rô-bốt, cũng như tác động và hàm ý của công nghệ này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Loạt bài này được đặt dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, vốn đang là cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ rô-bốt và các ứng dụng của nó đối với quân sự nói chung. Continue reading “Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?”