Tác giả: Vũ Đức Liêm
Dù năm 1805, địa vị kinh đô của Thăng Long bị hạ cấp, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.
Mùa đông năm 1802, bốn tháng sau khi nước Việt Nam được thống nhất và lần đầu tiên lãnh thổ xuất hiện với hình dạng chữ S, nhà vua mới Gia Long phái một sứ đoàn đi Bắc Kinh để cầu phong.
Giống như thách thức đè nặng phái đoàn của Phùng Khắc Khoan hơn 200 năm trước để lấy lại quyền triều cống cho vua Lê, các sứ thần này có sứ mệnh làm rõ họ Nguyễn từ đâu tới và tại sao họ chính danh để cai trị Việt Nam. Nguyễn Phúc Ánh có lẽ không ngờ tới một trong các thử thách cam go với sứ đoàn tới từ chính niên hiệu của ông. Trong chữ “Gia Long” 嘉隆, “Gia” trùng với niên hiệu hoàng đế Gia Khánh 嘉慶 nhà Thanh, còn Long trùng với niên hiệu của phụ thân Gia Khánh: Càn Long 乾隆. Continue reading “Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX”