#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền

world-politics_full_600

Nguồn: Alexander Wendt (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring), pp. 391-425. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Cuộc tranh luận giữa trường phái hiện thực và trường phái tự do lại nổi lên như là trục chính của các lý thuyết quan hệ quốc tế.[1] Vốn chủ yếu tập trung vào các lý thuyết về bản chất con người từ lần tranh luận trước, lần tranh luận này quan tâm nhiều hơn đến vấn đề các quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào bởi “cấu trúc” (tình trạng vô chính phủ và phân bổ quyền lực), “tiến trình” (tác động qua lại [giữa các quốc gia] và sự học hỏi [hành vi nào là thích hợp trong hệ thống quan hệ quốc tế vô chính phủ như vậy]) và các thể chế (institutions). Liệu có phải chính sự thiếu vắng một quyền lực chính trị siêu nhà nước đã buộc các quốc gia phải thi hành chính sách chính trị cường quyền? Liệu các thiết chế (regimes) quốc tế có giải quyết được tình trạng này, và với điều kiện nào? Trong tình trạng vô chính phủ cái gì là cho trước và bất biến, còn cái gì có thể thay đổi được? Continue reading “#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền”