Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

Làm thế nào để tránh chiến tranh với Nga?

russian army

Nguồn:How to Avoid War With Russia“, The National Interest, 29/01/2016

Biên dịch: Hương Trà

Thời gian gần đây người ta nói nhiều về sự khó đoán của chính sách đối ngoại Nga và sự không chắc chắn là kết quả của việc đó. Trên thực thế, những lợi ích của Moskva khá giới hạn và chỉ tập trung vào những nước bên ngoài gần kề. Hiểu cách nước Nga ưu tiên những thách thức an ninh của mình và cách nước này đánh giá tình hình an ninh biên giới là điểm khởi đầu để làm rõ phần lớn sự không chắc chắn ở lục địa Á-Âu ngày nay. Phân tích này tập trung vào những tình huống quan trọng mà năm nay có thể phát triển thành những thách thức thiết yếu với lợi ích của Nga, gây ra phản ứng của Moskva.

Đã hai năm kể từ khi nước Nga thấy mình ở giữa cơn lốc địa chính trị. Liệu Nga có thể tránh cơn lốc này một cách có chủ tâm không? Continue reading “Làm thế nào để tránh chiến tranh với Nga?”

Một trật tự thế giới mới về dầu lửa

dau

Nguồn: Jean-Michel Bezat, “Le nouvel ordre pétrolier mondial“, Le Monde, 31/01/2016.

Biên dịch: Hương Trà

Trong chưa đầy 2 năm, một trật tự thế giới mới về dầu lửa đã được thiết lập, áp đặt luật chơi thuần túy về cung-cầu thay cho hệ thống lâu nay vốn bị Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chi phối. Tuy nhiên, chỉ có một điều dường như chắc chắn: nhiều cú sốc mới về dầu hỏa vẫn đang ở phía trước.

Các nước sản xuất dầu lửa lớn như Ả-rập Xê-út và Nga đang lao vào cuộc chiến dữ dội để giành thị phần bằng việc giảm giá dầu. Nước Mỹ, sau 40 năm vắng bóng, đã trở lại là một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng. Các tiểu vương quốc xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh vẫn sống “ổn” nhờ kho dự trữ ngoại tệ dồi dào, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa đông dân (Nigeria, Algeria, Venezuela, Iran, Iraq…) đang phải vật lộn và thắt chặt ngân sách. Tuy nhiên, thế giới dầu lửa mới này đang có 6 câu hỏi cốt yếu. Continue reading “Một trật tự thế giới mới về dầu lửa”

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?

Krepinevich_HowtoDeterChina

Nguồn: Andrew F. Krepinevich Jr., “How to Deter China: The Case for Archipelagic Defense“, Foreign Affairs, March/April 2015 Issue.

Biên dịch: Hương Trà

Trong quân đội Mỹ, ít nhất, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đã bắt đầu. Đến năm 2020, hải quân và không quân dự kiến bố trí 60% lực lượng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang đầu tư một phần ngày càng tăng các nguồn lực đang thu hẹp lại vào máy bay ném bom tầm xa mới và tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong các môi trường có mức độ đe dọa cao.

Những sự thay đổi này rõ ràng nhằm ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Và với một lý do chính đáng: các tuyên bố chủ quyền ngày càng bành trướng của Bắc Kinh đe dọa gần như mọi quốc gia nằm dọc cái thường được biết đến là “chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các khu vực của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan – tất cả các khu vực mà Washington có nghĩa vụ phải bảo vệ. Continue reading “Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?”

Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông

pix4_120314

Nguồn: Patrick Cronin, “How to Deal with Chinese Assertiveness: It’s Time to Impose Costs“, The National Interest, 4/12/2014.

Biên dịch: Hương Trà | Hiệu đính: Minh Ngọc

Bất kỳ hành động sai trái nào cũng phải trả giá. Đó là lý do Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần xem xét chiến lược áp đặt cái giá phải trả đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc lại nổi lên là một quốc gia giàu có và đầy sức mạnh là một thực tế. Trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này là chưa từng thấy, từ nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 1990 vươn lên xếp vị trí thứ 6 vào năm 2001, và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ tính theo sức mua tương đương. Với cách tính trên, nền kinh tế của Trung Quốc đã bằng một nửa quy mô nền kinh tế của Mỹ cách đây một thập kỷ. Và quỹ đạo phát triển này đang định hình những giả thiết về tương lai cán cân quyền lực và trật tự của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tăng trưởng sụt giảm gần đây của Trung Quốc và những nghi vấn đặt ra về sự ổn định trong tương lai của nước này vẫn chưa làm thay đổi đa số nhận thức về chiều hướng phát triển của Trung Quốc. Continue reading “Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông”