Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?

Nguồn: Koichi Hamada, “Who Benefits from Trump’s Trade War?”, Project Syndicate, 31/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1950, nhà kinh tế sinh ra tại Canada làm việc cho Đại học Princeton Jacob Viner đã giải thích rằng một liên minh thuế quan tạo ra hiệu ứng “thúc đẩy thương mại” (trade creation), vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp hơn thúc đẩy dòng trao đổi hàng hóa gia tăng giữa các nước thành viên. Nhưng Viner lưu ý rằng một liên minh thuế quan cũng tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại (trade diversion), vì các quốc gia không phải là thành viên của khối phải đối mặt với việc giảm thương mại với các quốc gia là thành viên của khối này. Bằng cách nâng các rào cản thương mại với các đối tác thương mại lớn – đặc biệt là Trung Quốc – Hoa Kỳ hiện có nguy cơ tạo ra các hiệu ứng thúc đẩy thương mại âm và chuyển hướng thương mại tiêu cực. Continue reading “Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”