Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

Liệu Karl Marx có còn hợp thời?

Nguồn: Peter Singer, “Is Marx Still Relevant?Project Syndicate, 01/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1949, khi những người cộng sản của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ 40 năm sau, ý nghĩa lịch sử của Karl Marx là vô cùng to lớn. Cứ mười người trên trái đất này thì gần bốn người sống dưới các chế độ tự nhận là Marxist, và ở nhiều nước chủ nghĩa Marx là ý thức hệ thống trị của cánh tả, trong khi các chính sách của cánh hữu thường được dựa trên cách chống lại chủ nghĩa Marx.

Tuy nhiên, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và các nước vệ tinh, ảnh hưởng của Marx đã xuống dốc. Đến dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx, ngày 5 tháng 5 năm 1818, có vẻ không phải là quá xa vời khi cho rằng các dự đoán của ông đã sai lầm, các lý thuyết của ông đã mất uy tín, và các tư tưởng của ông đã trở nên lạc lõng. Vậy tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến di sản của ông trong thế kỷ 21 này? Continue reading “Liệu Karl Marx có còn hợp thời?”

Đạo đức và nghệ thuật

Nguồn: Ian Buruma, “Moralism and the Arts,” Project Syndicate, 06/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Chuck Close là một nghệ sỹ người Mỹ, nổi tiếng với các bức chân dung lớn. Bị liệt nặng, ông phải ngồi xe lăn. Nhiều cựu người mẫu đã cáo buộc ông bắt họ cởi quần áo và dùng ngôn ngữ dung tục khiến họ cảm thấy bị quấy rối. Hành vi này khiến Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington, D.C., hủy bỏ một buổi triển lãm được lên kế hoạch từ trước nhằm trưng bày các tác phẩm của Close. Đại học Seattle cũng đã gỡ bỏ một bức chân dung vẽ bởi họa sĩ này khỏi một tòa nhà của trường.

Nếu gỡ bỏ mọi tác phẩm nghệ thuật khỏi các viện bảo tàng và phòng trưng bày vì chúng ta không chấp nhận hành vi của các nghệ sĩ thì các bộ sưu tập lớn chẳng mấy chốc sẽ không còn. Rembrandt đã tàn nhẫn ngược đãi người tình của mình, Picasso rất ác với những người vợ của ông, Caravaggio thì theo đuổi các chàng trai trẻ và là kẻ giết người, vân vân. Continue reading “Đạo đức và nghệ thuật”

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick Macfarquhar, “Searching for Mao in Xi Jinping’s China,” Boston Review, 08/09/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Trung Quốc thực sự đã trở thành một siêu cường được công nhận bởi tất cả, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Mao chắc hẳn sẽ rất thích thú trước quyền lực này. Nhưng còn giấc mơ về sự công bằng và chủ nghĩa tập thể của Mao khi ông tiến hành Cách mạng Văn hóa? Tư tưởng Mao Trạch Đông có liên quan như thế nào đến mức độ bất bình đẳng cao của Trung Quốc hiện nay? Liệu chân dung của Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và tại Lăng Mao Trạch Đông có còn chút ý nghĩa chính trị nào không? Liệu Mao có còn quan trọng? Continue reading “Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Disunited States of American Gun Control,” Project Syndicate, 06/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ thảm sát Las Vegas và hậu quả của nó mang chất Mỹ thuần túy. Một kẻ loạn trí mang gần hai tá vũ khí tấn công công nghệ cao lên một phòng khách sạn trên tầng 32 để xả súng vào những người đến xem đêm nhạc trong một vụ giết người hàng loạt và tự sát. Đáp lại, các cuộc chiến văn hóa lại bùng lên lần nữa, với nhóm chủ trương kiểm soát súng đối đầu với nhóm đam mê súng đạn. Nhưng người ta đều đồng ý về một sự thật sâu xa: sẽ không có nhiều điều thay đổi. Sau một tuần diễn ra các buổi tang lễ tang thương được truyền hình, cuộc sống người Mỹ sẽ lại tiếp tục cho đến khi xảy ra vụ thảm sát tiếp theo. Continue reading “Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ”

Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình

Nguồn: Han Kang, “While the U.S. Talks of War, South Korea Shudders,” The New York Times, October 7, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi không thể thôi nghĩ về một bài báo mình tình cờ đọc được mấy hôm trước. Một ông cụ ngoài bảy mươi vô tình đánh rơi hai bó tiền trên phố. Hai người nhặt được chỗ tiền này và chia nhau đã bị cảnh sát bắt giữ, buộc trả lại số tiền, và bị truy tố tội trộm cắp.

Cho đến đây, nó vẫn là một câu chuyện bình thường. Nhưng ông cụ mang trên mình nhiều tiền như thế là vì một lý do đặc biệt. “Tôi sợ sắp có chiến tranh,” ông cụ nói với cảnh sát, “nên rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng và đang trên đường về.” Ông nói đây là số tiền dành dụm—mỗi tháng một chút—trong bốn năm, định cho các cháu vào đại học. Vì Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, nên chắc hẳn chiến tranh là một trải nghiệm kéo dài suốt thời thanh niên của ông cụ. Tôi có thể hình dung cảm giác của ông là thế nào, một người đã sống một cuộc đời trung lưu bình thường kể từ đó, trên đường rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng về. Nỗi sợ, nỗi bất an, nỗi bất lực, nỗi lo lắng. Continue reading “Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?

Nguồn: Gary Saul Morson & Morton Schapiro, “Economics With a Humanities Face,” Project Syndicate, 28/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc khảo sát năm 2006, giáo sư các trường đại học ở Mỹ được hỏi rằng sở hữu kiến thức trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thì tốt hơn hay là nên sở hữu kiến thức chỉ trong một lĩnh vực. Trong số các giáo sư tâm lý học tham gia khảo sát, có 79% tỏ ra hứng thú với việc nghiên cứu liên ngành, giống như 73% các nhà xã hội học và 68% các sử gia. Những người ít nhiệt tình nhất? Các nhà kinh tế học: chỉ 42% người được khảo sát cho biết họ đồng ý với nhu cầu hiểu thế giới thông qua một ống kính đa ngành. Như một nhà quan sát đã nói một cách thẳng thừng: “Các nhà kinh tế nghĩ rằng họ không có gì để học hỏi từ bất cứ ai khác.”

Trên thực tế, các nhà kinh tế học sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu họ mở rộng trọng tâm của mình. Nghiên cứu với đối tượng con người, kinh tế học có nhiều điều để học hỏi từ các ngành nhân văn. Điều đó không chỉ khiến các mô hình kinh tế học có thể thực tế hơn và dự đoán của nó có thể chính xác hơn, mà các chính sách kinh tế còn có thể hiệu quả hơn và công bằng hơn. Continue reading “Kinh tế học có thể học được gì từ các ngành nhân văn?”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Why Tax Cuts for the Rich Solve Nothing,” Project Syndicate, 27/07/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù các nhà tài phiệt cánh hữu của Hoa Kỳ có thể bất đồng về cách xếp hạng các vấn đề chính của đất nước – ví dụ như bất bình đẳng, tăng trưởng chậm, năng suất thấp, nghiện thuốc phiện, các trường học tồi tàn, và cơ sở hạ tầng xuống cấp – giải pháp của họ lúc nào cũng giống nhau: giảm thuế và bãi bỏ quy định, để “khuyến khích” các nhà đầu tư và “giải phóng” nền kinh tế. Tổng thống Donald Trump đang trông đợi vào gói cứu trợ này để làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Gói giải pháp này sẽ không có tác dụng, bởi vì nó chưa bao giờ có tác dụng. Khi thử nghiệm nó vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan tuyên bố rằng nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên. Nhưng thay vào đó, tăng trưởng đã chậm lại, nguồn thu từ thuế giảm, và giới công nhân phải chịu nhiều khó khăn. Những người chiến thắng lớn xét một cách tương đối là các tập đoàn và người giàu, những người được hưởng lợi từ thuế suất giảm mạnh. Continue reading “Tại sao giảm thuế cho người giàu là vô ích”

Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “ASEAN at 50: the view from Vietnam,” The Strategist, 11/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tuần trước, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế vì nỗ lực nhằm đưa những lời lẽ mạnh mẽ về Biển Đông vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng. Sự kiện này nêu bật một bước phát triển rất lớn trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN cũng như tầm quan trọng mà Việt Nam dành cho tổ chức khu vực này trong chính sách đối ngoại của mình.

Được thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm và các cuộc nổi dậy của phiến quân cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, ASEAN phần nào là một phản ứng của năm nước thành viên sáng lập trước mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Việt Nam đã nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã có những nỗ lực để cải thiện quan hệ với các nước ASEAN mà một minh chứng là chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Continue reading “Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN”

Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập

Nguồn: Kishore Mahbubani, “ASEAN at 50,” Project Syndicate, 02/08/2017.

Biên dịch: Mạc Văn Thái | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chúng ta sống trong thời đại đầy gian truân, với tinh thần bi quan phủ bóng lên cả những khu vực thịnh vượng nhất của hành tinh. Nhiều người tin rằng trật tự quốc tế đang tan rã. Có người sợ rằng cuộc đụng độ giữa các nền văn minh nếu chưa bắt đầu thì cũng sắp xảy ra.

Nhưng giữa sự ảm đạm này, Đông Nam Á đã đem lại một tia hy vọng bất ngờ. Khu vực này đã có những tiến bộ phi thường trong những thập niên qua, đạt được một mức độ hòa bình và thịnh vượng vốn không thể hình dung được trước đây. Thành công đó có được phần lớn là nhờ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tròn 50 năm thành lập vào tháng này. Continue reading “Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập”

Sự suy tàn của các chính đảng lớn

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Death of the Party,” Project Syndicate, 20/06/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Gần 26 năm trước, Tổng thống Boris Yeltsin đã ban hành một sắc lệnh, về cơ bản là cấm các đoàn thể của Đảng Cộng sản hoạt động tại các nhà máy, các trường đại học, và tất cả những nơi làm việc khác tại Liên bang Nga. Thế nhưng sắc lệnh cứng rắn của Yeltsin lại có phần vô ích: Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), một thời từng là một thế lực tổ chức đáng gờm, nay đã suy tàn bởi sự bất lực và tàn nhẫn của nó, đến mức công luận chẳng buồn để ý nữa.

Ngày nay, các đảng chính trị một thời lừng lẫy tại phương Tây và một số nước đang phát triển có vẻ cũng nhanh chóng bước vào con đường bị quên lãng. Nhưng dù sự suy tàn của CPSU là hoàn toàn dễ hiểu – sắc lệnh của Yelsin được ban hành chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ – thì sự xuống dốc của các đảng lớn tại Pháp và Ấn Độ lại không thể dễ giải thích đến thế. Continue reading “Sự suy tàn của các chính đảng lớn”

Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam

Nguồn: Le Hong Hiep, “Vietnam’s New Wave of SOE Equitization: Drivers and Implications,” ISEAS Perspective, No. 57 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Trong 30 năm qua, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một phần quan trọng trong các cải cách kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, đây cơ bản vẫn là một công việc còn dang dở. Sau khi các DNNN lớn như Vinashin và Vinalines sụp đổ gây tác động xấu lên nền kinh tế, từ năm 2011, cải cách DNNN một lần nữa nổi lên là một nhiệm vụ cấp bách của đất nước.

Sau Đại hội Đảng 12 hồi tháng Giêng năm 2016 và việc thành lập một chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu ba tháng sau đó, đã có nhiều nỗ lực đáng kể để đẩy nhanh cải cách DNNN. Để chỉ đạo quá trình này, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành một nghị quyết về tái cấu trúc các DNNN. Trong số các biện pháp chủ chốt được thông qua có việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, và thoái vốn khỏi các DNNN đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần, vốn góp đa số. Continue reading “Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam”

Venezuela: Dân chủ hay là chết

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate,           05/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng. Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu? Continue reading “Venezuela: Dân chủ hay là chết”

‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi

Nguồn: Bernard Haykel, “Saudi Arabia’s Game of Thrones,” Project Syndicate, 24/06/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi vừa thay thế Muhammad bin Nayif, 57 tuổi, bằng người con trai 31 tuổi của ông, Mohammed bin Salman, làm thái tử, hoàn tất một quá trình tập trung hóa quyền lực bắt đầu với việc Quốc vương Salman lên ngôi vào tháng 1 năm 2015.

Thái tử Mohammed, thường được gọi là MBS trong giới phương Tây, là con cưng của Quốc vương. Với việc phong Mohammed làm thái tử, Salman, người hiện 81 tuổi, đã tỏ ý cắt đứt một truyền thống kéo dài hàng thập niên là xây dựng sự đồng thuận giữa những người con trai đứng đầu của người sáng lập nhà nước Ả Rập Saudi, cố Quốc vương Abdulaziz Ibn Saud. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi”

Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.” Continue reading “Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba”

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược

Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.

Bắt đầu được thông báo vào năm 2013, kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối lục địa Á-Âu thông qua việc đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trải dài từ Trung Quốc đến châu Âu, mở rộng sang cả Đông Nam Á và Đông Phi, đã được gọi là Kế hoạch Marshall mới của Trung Quốc, cũng như là một nỗ lực nhằm đạt được một đại chiến lược của nước này. Một số nhà quan sát còn nhìn nhận diễn đàn này là một phần nỗ lực của ông Tập nhằm lấp đầy khoảng trống sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Barack Obama. Continue reading “Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”