Đại dịch và trật tự chính trị

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Pandemic and Political Order”, Foreign Affairs, Jul/Aug 2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo.

Cuộc khủng hoảng lớn nào cũng kèm theo những hệ quả lớn, thường là khó thấy trước được. Cuộc Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 đã kích thích chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Thế chiến 2 nhưng đồng thời cũng dẫn đến chính sách Kinh Tế Mới, sự trỗi dậy của nước Mỹ như một siêu cường thế giới và cuối cùng là việc phá bỏ chế độ thực dân trên toàn thế giới. Cuộc tấn công 9/11 đã gây ra hai cuộc chiến mà nước Mỹ đã can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và những dạng Hồi Giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nổi lên phong trào dân túy chống lại những định chế cũ, làm thay đổi nhiều lãnh đạo trên thế giới. Các sử gia sau này sẽ truy ra những hệ quả to lớn từ đại dịch gây ra bởi virus corona chủng mới. Nhưng với chúng ta, thách thức là làm sao hình dung được những hệ quả này, ngay từ thời điểm này. Continue reading “Đại dịch và trật tự chính trị”

Thảm kịch của cách mạng: Những bài học từ quá khứ

Nguồn: Daniel Chirot, “The Tragedy of Revolution: Lessons from the Past”, The American Interest, 03/03/2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Một điểm quan trọng cần nhớ: Những người ôn hòa ít khi hiểu được những tay cấp tiến cực đoan nguy hiểm như thế nào.

Những cuộc cách mạng bạo động nhất của thế kỷ 20 thường khó ai lường được. Khi cách mạng nổ ra, kết quả khác xa với những gì đa số người ủng hộ ban đầu mong đợi. Hầu hết mọi cuộc cách mạng chính trị cận đại lớn đều kết thúc bằng thảm kịch với vài trăm ngàn người chết và trong những trường hợp cực đoan nhất, nhiều triệu người chết, những cái chết không cần thiết. Dù vậy, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng cách mạng là cần thiết, có tác động tích cực về lâu dài. Thế tại sao rất nhiều cuộc cách mạng đã trở thành thảm kịch như vậy? Continue reading “Thảm kịch của cách mạng: Những bài học từ quá khứ”