So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump

clinton-trump

Nguồn: Michael J. Boskin, “Clintonomics vs. Trumponomics”, Project Syndicate, 02/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hillary Clinton đang dẫn trước Donald Trump năm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến trên phạm vi toàn quốc và tại một số bang quan trọng hiện còn đang dao động. Nhưng chưa có gì được quyết định cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ nhân sự cùng các bài phát biểu chính sách quan trọng trong chiến dịch của ông Trump, đó là chưa kể đến những vụ bê bối email đang tiếp tục làm suy yếu chiến dịch của bà Clinton, bao gồm các trao đổi bằng email được công bố trong thời gian gần đây giữa các nhân viên cấp cao của Quỹ Clinton và các quan chức trong Bộ Ngoại giao thời bà Clinton còn làm ngoại trưởng. Continue reading “So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump”

Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc

ghost-city-china-ordos

Tác giả: Keyu Jin | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Hầu hết các nhà kinh tế đều có lý do để lo lắng cho nền kinh tế Trung Quốc: mức tiêu thụ thấp và thặng dư xuất khẩu lớn, dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, suy thoái môi trường, hoặc sự can thiệp của chính phủ như việc kiểm soát vốn hoặc áp chế tài chính (financial repression).[1] Nhưng nhiều người không nhận ra đó chỉ là những triệu chứng của một vấn đề cơ bản duy nhất: mô hình tăng trưởng sai lệch của Trung Quốc.

Trong một chừng mực nào đó, mô hình này là hệ quả của chính sách, của thành kiến lâu đời coi xây dựng và sản xuất là đầu tàu của phát triển kinh tế. Ưu tiên này nhắc chúng ta nhớ lại thời kỳ Đại nhảy vọt vào những năm 1950, khi kim loại phế liệu được nấu chảy để đáp ứng các mục tiêu sản xuất thép vô cùng lạc quan nhằm thúc đẩy giấc mơ công nghiệp hóa nhanh chóng của Mao Trạch Đông. Continue reading “Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc”

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone

European-Central-Bank_620x350

Tác giả: Adair Turner | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Bài liên quan: Kinh tế chính trị của đồng Euro / Khủng hoảng nợ công châu Âu

Bài phát biểu gần đây của chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tại buổi họp mặt hàng năm của các thống đốc ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming, đã kích thích mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, hàm ý trong bài phát biểu của ông thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nhiều so với những gì nhiều người cảm nhận ban đầu. Để tránh sự đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nước sẽ phải tránh suy thoái bằng việc tăng thâm hụt ngân sách với nguồn tiền từ ECB. Câu hỏi duy nhất là thực tế này sẽ được thừa nhận công khai đến đâu. Continue reading “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone”