Sự trả thù của địa lý

Nguồn: Robert Kaplan, The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle against Fate, (New York: Random House, 2012), Chapter 2.

Biên dịch: Đào Đình Bắc

Thất bại của những năm đầu ở Iraq đã củng cố thêm lời nhận xét hiện thực từng bị những người duy tâm gièm pha, miệt thị trong những năm 1990, đó là việc những di sản về địa lý, lịch sử và văn hóa thực sự tạo ra những giới hạn xác định cho những gì có thể được thực hiện ở bất kỳ địa điểm cụ thể nào. Tuy nhiên, những người phản đối Iraq cũng nên thận trọng trong việc vận dụng hiện tượng tương tự Việt Nam quá xa. Bởi vì hiện tượng tương tự này có thể hấp dẫn, đưa tới chủ nghĩa biệt lập, cũng như vì nó đang được xoa dịu, và theo cách diễn đạt của nhà nghiên cứu Trung Đông Fouad Ajami, đang ở phía thiên kiến dễ dàng với những kỳ vọng thấp, nghĩa là cứ để cho thế giới vận hành bình thường, thay vì cố gắng làm nó thay đổi. Hãy nhớ rằng hội nghị München đã diễn ra chỉ 20 năm sau việc giết người hàng loạt trong Thếchiến I, nên có thể thông cảm được việc những chính khách hiện thực như Neville Chamberlain đã mong muốn tránh một cuộc xung đột tương tự bằng mọi giá. Kiểu tình huống như vậy thực sự là lý tưởng cho những mưu đồ của những nhà nước độc tài không biết đến những nỗi sợ hãi như thế: Đức Quốc xã và đế quốc Nhật. Continue reading “Sự trả thù của địa lý”

Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo

RV-AP562_CONFUC_J_20150206152501

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Asia’s Rise Is Rooted in Confucian Values,” The Wall Street Journal, 06/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nước đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Singapore đã trở thành tư bản bằng cách dựa trên những giáo lý cũ: lòng khoan dung và sự ổn định xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bàn về Thuật trị quốc,[1] cuốn sách mới được phát hành mùa thu năm ngoái bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có tiếng Anh) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là việc ông dựa rất nhiều vào “những quan điểm xuất chúng” của Khổng Tử để giải thích cho triết lý chính trị và xã hội của riêng mình. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã trích câu nói súc tích này của vị Vạn thế Sư biểu: “Kiến hiền tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.”[2] Và rõ ràng Tập Cận Bình đã ngầm đề cập đến Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước thông qua nghiên cứu bản tính của sự vật, lấy sự chân thành để chỉnh đốn tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cá nhân, quản lý gia đình…và bảo vệ hòa bình thiên hạ.” Continue reading “Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo”

Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố

Foley001_3015027b

Tác giả: Robert Kaplan | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sự kiện nhà báo người Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) chặt đầu không chỉ đơn thuần là một thảm kịch đáng ghê tởm. Đó còn là một đoạn phim được quay rất tinh vi và chuyên nghiệp với những biểu tượng được nhấn mạnh một cách có chủ đích. Foley mặc một chiếc áo liền quần màu da cam gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ bởi Hoa Kỳ tại nhà tù ở Guantanamo. Anh ấy thú tội một cách dõng dạc, như thể đã được diễn tập từ trước. Kẻ đã hành hình anh, đeo mặt nạ và mặc quần áo toàn màu đen, đưa ra một tuyên bố dài và đều đều với một chất giọng Anh rất bình tĩnh, một lần nữa, như thể đã được luyện tập trước. Tất cả mọi thứ diễn ra như thể vụ hành hình này chỉ là thứ yếu so với thông điệp mà nó đưa ra. Continue reading “Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”