Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 18/04/2008, cuốn phim tài liệu “Svetlana nói về Svetlana” (Svetlana About Svetlana) bắt đầu được chiếu tại Liên hoan Phim Wisconsin ở thành phố Madison thủ phủ bang Wisconsin (Mỹ).

Svetlana là tên gọi bà Svetlana Allilueva, con gái duy nhất của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô suốt 29 năm từ năm 1924 cho tới năm 1953 khi ông qua đời.

Svetlana có một cuộc đời trôi nổi rất phức tạp. Con người này tính tình kỳ cục, cáu bẳn, thất thường, “có chút điên” – như con trai bà nhận xét mẹ. Bà mai danh ẩn tích tại một thị trấn nhỏ ở bang Wisconsin miền Bắc nước Mỹ suốt hai chục năm. Continue reading “Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin”

05/03/1953: Joseph Stalin qua đời

Joseph Stalin

Nguồn:Joseph Stalin dies”, History.com (truy cập ngày 4/3/2016).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1953, Joseph Stalin, lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1924, đã qua đời tại Moskva.

Cũng giống như người đồng nhiệm cánh hữu của mình là Hitler, người sinh ra ở Áo, Joseph Stalin không được sinh ra tại đất nước nơi ông cai trị với một bàn tay sắt. Ioseb Dzhugashvili đã được sinh ra vào năm 1889 tại Gruzia, lúc đó là một phần của đế quốc Nga cũ. Là con trai của một người nghiện rượu vốn thường xuyên đánh đập ông một cách không thương tiếc và người mẹ làm nghề giặt quần áo và hết sức mộ đạo, Stalin đã học tiếng Nga, thứ ngôn ngữ mà ông nói với một chất giọng rất nặng suốt cuộc đời mình, tại một trường học do nhà thờ Chính thống giáo vận hành. Trong khi đang học để làm một linh mục ở Chủng viện Thần học Tiflis, Stalin bắt đầu bí mật đọc các tác phẩm của Karl Marx và các nhà tư tưởng cách mạng cánh tả khác. Lịch sử “chính thức” của đảng cộng sản nói rằng ông đã bị đuổi khỏi chủng viện cho sự nổi loạn về trí thức này; nhưng trong thực tế, có thể ông bị đuổi là do sức khỏe kém. Continue reading “05/03/1953: Joseph Stalin qua đời”

Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên

1227522713

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.

Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”