Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?

Nguồn: Kim Chung, 比特币在特朗普助力下,还能“狂飙”多久?, QQ News, 05/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi Trump tái đắc cử, Bitcoin là loại tài sản tài chính có phản ứng dữ dội nhất trên thị trường, với mức tăng từ 68.000 USD lên 100.000 USD chỉ trong một tháng. Một số nhà phân tích Phố Wall thậm chí còn đồn đại rằng Bitcoin sẽ tăng lên mức 225.000 USD trong vòng 2 năm.

Đã nhiều lần biến động dữ dội nhưng vẫn chưa bị đào thải

Bitcoin, loại tiền ảo xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng nhất, được tạo ra bởi một nhóm nhỏ những người đam mê công nghệ theo chủ nghĩa lý tưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đợt bơm tiền lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Continue reading “Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?”

Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump

Nguồn: Rush Doshi, “The Trump Administration’s China Challenge,” Foreign Affairs, 29/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc xây dựng lại sức mạnh của nước Mỹ sẽ cần sự ủng hộ ở cả trong và ngoài nước – và từ chính Trump.

Dự đoán chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump sắp tới – và phản ứng có thể xảy ra từ phía Trung Quốc – là một trò chơi đoán mò. Trong nhiệm kỳ đầu tiên làm tổng thống, cách tiếp cận mang tính giao dịch đổi chác của Donald Trump thường khác với cách tiếp cận cạnh tranh của đội ngũ dưới quyền ông. Và những động lực tương phản này sẽ tiếp tục định hình nhiệm kỳ thứ hai của ông. Nhưng bất chấp sự bất định xoay quanh cách tiếp cận của chính quyền Trump, thách thức cốt lõi mà họ phải đối mặt vẫn rất rõ ràng: định vị Mỹ vượt qua Trung Quốc trong lúc một cửa sổ quan trọng của cuộc cạnh tranh bắt đầu khép lại. Continue reading “Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump”

Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Xi Jinping act like ancient military strategist Zhuge Liang?,” Nikkei Asia, 05/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia Cát Lượng đã ra lệnh xử tử tướng quân thân tín Mã Tốc để giữ nghiêm quân pháp.

Dường như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm chính xác những gì Gia Cát Lượng, một chính khách và chiến lược gia quân sự Trung Quốc, đã làm với vị tướng thân tín của mình là Mã Tốc gần hai thiên niên kỷ trước.

Không hẳn là vậy. Dưới thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng, người giữ chức tể tướng và sau đó là nhiếp chính của nước Thục, đã bật khóc khi ra lệnh chém đầu Mã vì vi phạm kỷ luật quân đội. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?”

Trung Quốc và Triều Tiên đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh của Mỹ

Nguồn: Raphael S. Cohen, “China and North Korea Throw U.S. War Plans out the Window,” Foreign Policy, 02/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc các cường quốc châu Á can thiệp vào châu Âu đã vô hiệu hóa nhiều thập kỷ hoạch định chiến lược của Mỹ.

Tháng 11 vừa qua, hai thời khắc quan trọng đã thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên, quân đội Triều Tiên xuất hiện trên chiến trường trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Ngay sau đó, quân đội Đan Mạch đã bắt giữ một tàu chở hàng treo cờ Trung Quốc, Yi Peng 3, vì nghi ngờ tàu này đã cố tình cắt hai cáp dữ liệu dưới đáy Biển Baltic.

Hai sự cố này đánh dấu một thay đổi cơ bản trong môi trường chiến lược. Lần đầu tiên, các đối thủ của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân sự trực tiếp cho nhau, ngay cả ở bên kia bán cầu. Continue reading “Trung Quốc và Triều Tiên đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh của Mỹ”

Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?

Nguồn: Kevin Rudd, “What Will a Post-Xi China Look Like?,”  Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd phân tích điểm yếu trong một kế hoạch lâu dài về tư tưởng của Tập Cận Bình.

Con đường ý thức hệ về lâu dài của Trung Quốc sẽ về đâu một khi chủ tịch Tập Cận Bình rời khỏi chính trường? Có thể điều này sẽ chưa xảy ra trong thời gian tới. Nhưng với một người đang trong độ tuổi bảy mươi, khả năng điều này sẽ xảy ra thực tế đến mức đủ để buộc chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về nó. Nói cách khác, câu hỏi cốt lõi được đặt ra là: Liệu những thay đổi sâu rộng về cơ cấu và văn hoá mà ông Tập đã tạo ra có thể duy trì được dưới thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc hay không. Liệu “chủ nghĩa dân tộc Marxist” đặc trưng của ông – với các bước ngoặt thiên tả trong chính trị và kinh tế, trong khi chính sách đối ngoại quay sang chủ nghĩa dân tộc cánh hữu – có trở nên cực đoan hơn khi thế hệ trẻ trung thành với Tập vẫn sẽ tiếp tục kế thừa lý tưởng của ông? Hay liệu “Tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ dần phai nhạt, ban đầu là từ từ, giống như Chủ nghĩa Mao giai đoạn 1976 đến 1978 trước khi bị Đặng Tiểu Bình và thế hệ kế nhiệm bác bỏ. Continue reading “Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?”

Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

Nguồn: Lizzi C. Lee, “Xi Jinping Doesn’t Have an Answer for China’s Demographic Crisis,” Foreign Policy, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi về “dân số chất lượng cao” đã bỏ qua những vấn đề thực sự của đất nước.

Bài viết gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên Cầu Thị, tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản chuyên định hướng ý thức hệ và chính sách cốt lõi, đã xem những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc là một cơ hội chiến lược. Bài viết đưa ra tầm nhìn chi tiết nhất cho đến nay của Tập để giải quyết tình trạng dân số già hóa của đất nước: chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động, do dân số thúc đẩy, sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục, và năng suất. Tuy nhiên, ẩn sau những lời lẽ hoa mỹ là một khái niệm quen thuộc và gây tranh cãi: nhân khẩu tố chất, hay “chất lượng dân số.” Continue reading “Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc”

Cuộc chiến của Mỹ chống lại công nghệ Trung Quốc đang phản tác dụng

Nguồn: Scott Kennedy, “How America’s War on Chinese Tech Backfired,” Foreign Affairs, 26/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và tại sao kế hoạch của Trump sẽ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn?

Cuối tháng 9 vừa qua, chính quyền Biden đã ban hành một dự thảo luật cấm lưu hành các loại xe kết nối và tự hành của Trung Quốc cùng các bộ phận của chúng tại thị trường Mỹ. Đây là một trong những bước mới nhất trong số nhiều bước mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã thực hiện để bảo vệ an ninh kinh tế của nước này. Dưới thời chính quyền Trump đầu tiên, Washington đã áp đặt nhiều hạn chế đối với các công ty viễn thông ZTE và Huawei. Tổng thống kế nhiệm Joe Biden đã duy trì nhiều chính sách của Trump đối với Trung Quốc và còn đưa ra thêm các chính sách mới, bao gồm việc khởi xướng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng vào cuối năm 2022 nhắm vào các chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn tiên tiến. Vì chính quyền Trump sắp tới dường như đã sẵn sàng đẩy nhanh và mở rộng các hạn chế này hơn nữa, có lẽ chúng ta nên xem xét thành tích của các chính sách này và đánh giá những đánh đổi mà chúng đòi hỏi. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ chống lại công nghệ Trung Quốc đang phản tác dụng”

Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên

Nguồn: Văn Thiếu Khanh, 文少卿:穿越蒙古国的中俄天然气管道,不仅仅是几千公里的钢管Guancha, 27/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, việc hoàn thành toàn bộ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên tuyến phía Đông Trung-Nga đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đôi bên cùng có lợi mà còn phản ánh nhiều thay đổi sâu sắc của quan hệ Trung-Nga trong tình hình quốc tế hiện nay.

Tất nhiên, đường ống tuyến phía Đông không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng, mà còn là một ô cửa để quan sát sự phát triển của quan hệ Trung-Nga và tác động rộng lớn hơn của mối quan hệ này đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên”

Trung Quốc đang ‘xoay trục’ về ngoại giao, còn kinh tế thì sao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping smiles at Japanese visitors while grimacing at his economy,” Nikkei Asia, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một lập trường ngoại giao mềm mỏng hơn là không đủ để giải quyết những khó khăn hiện tại của Trung Quốc

Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển từ ngoại giao chiến lang sang ngoại giao nụ cười trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng và trong bối cảnh không thể thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

Thái độ mới đáng ngạc nhiên của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Anh, và nhiều quốc gia khác đã mở đường cho một cuộc tranh luận toàn cầu sôi nổi. Một số chuyên gia không quen với khía cạnh này của Trung Quốc đang tự hỏi liệu sự thay đổi này có “thật” hay không, trong khi những người khác cho rằng Bắc Kinh “chỉ đang tạo dáng.” Continue reading “Trung Quốc đang ‘xoay trục’ về ngoại giao, còn kinh tế thì sao?”

Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng

Nguồn: Norbert Röttgen, “Europe Has Run Out of Time,” Foreign Affairs, 22/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với sự trở lại của Trump, lục địa già phải tự quản lý an ninh của mình – và phải nhanh chóng làm vậy.

Suốt hàng thập kỷ, liên minh xuyên Đại Tây Dương đã là nền tảng của an ninh châu Âu. Nhưng ngày nay, quan hệ đối tác của châu Âu với Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thực sự có nguy cơ rằng sự can dự của Mỹ vào châu Âu có thể giảm mạnh. Nếu Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv, hậu quả sẽ rất sâu rộng, đối với cả cuộc chiến ở Ukraine lẫn hàng phòng thủ còn lại của châu Âu chống lại các mối đe dọa bên ngoài, trong đó có một nước Nga phục thù. Continue reading “Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng”

Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Is Throwing Human Waves at Ukraine, But Can’t Do It Forever,” Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược máy xay thịt của Nga cực kỳ hiệu quả, cực kỳ lãng phí, và cực kỳ tàn ác.

Ngày nay, một trong những nơi ảm đạm nhất trên Trái Đất là cơ sở xử lý hài cốt của những người lính đã tử trận tại thành phố Rostov-on-Don của Nga, trung tâm hậu cần của cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Dù được thiết kế để xử lý hàng trăm xác chết cùng một lúc, nhưng nhà xác khổng lồ này vẫn bị quá tải một cách vô vọng suốt nhiều tháng nay. Cảnh quay từ bên trong, được các nhân chứng đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy hàng trăm thi thể ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau và tứ chi nằm rải rác trên sàn hành lang. Nằm trong những chiếc hộp gỗ xếp dọc theo các bức tường từ sàn đến trần nhà, hết hàng này đến hàng khác, là những cá nhân may mắn: những người có thi thể được tìm thấy từ chiến trường, được nhận dạng, niêm phong trong những chiếc quan tài lót kẽm, và chuẩn bị được chuyển đến những người thân đang đau buồn ở những vùng xa xôi nhất của Nga. Cùng lúc đó, nhiều xác chết đã bị để mặc cho thối rữa trên các cánh đồng của Ukraine, vì việc di tản họ là không khả thi dưới sự tấn công liên tục của pháo binh và máy bay không người lái của phe phòng thủ. Continue reading “Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi”

Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “Trump 2.0 Could Give China a Headache in Southeast Asia,” Foreign Policy, 20/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính quyền đa dạng trong khu vực có thể hòa hợp hơn với chính quyền Trump mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này. Continue reading “Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á”

Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ

Nguồn: Daniel W. Drezner, “The End of American Exceptionalism,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trump tái đắc cử sẽ định nghĩa lại quyền lực của nước Mỹ.

Điều duy nhất không gây tranh cãi về Donald Trump là cách ông giành được nhiệm kỳ thứ hai của mình. Bất chấp các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ ngang bằng về mặt thống kê, và những lo ngại về việc phải chờ đợi kết quả bầu cử kéo dài, Trump đã được tuyên bố là người chiến thắng ngay vào sáng sớm thứ Tư ngày 06/11. Khác với cuộc bầu cử năm 2016, lần này ông đã giành được cả phiếu phổ thông lẫn phiếu Đại cử tri đoàn, cải thiện biên độ ủng hộ của mình ở hầu hết mọi nhóm nhân khẩu học. Bên cạnh đó, Đảng Cộng hòa đã giành được đa số tại Thượng viện với 53 ghế, và dường như sẽ duy trì quyền kiểm soát Hạ viện. Đối với phần còn lại của thế giới, bức tranh đã quá  rõ ràng: Phong trào “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) của Trump sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong bốn năm tới. Continue reading “Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ”

Bước tiến của Kim Jong Un và bước lùi của Yoon Suk Yeol trong vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Thường Lạc Văn, 金正恩一休完年假,就丢出“重磅炸弹”, ThePaper.cn, 20/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un giữ thái độ im lặng bất thường. Kim đã biến mất khỏi truyền thông nhà nước gần 10 ngày kể từ sau chuyến thị sát các dự án tái thiết hậu lũ lụt ở tỉnh Bắc Pyongan hôm 5/11. Mặc dù điều này phù hợp với thông lệ nghỉ phép từ tháng 10 đến tháng 11 hằng năm, nhưng Kim Jong Un đã mang đến một quả bom thực sự khi trở lại sau kỳ nghỉ. Continue reading “Bước tiến của Kim Jong Un và bước lùi của Yoon Suk Yeol trong vấn đề Triều Tiên”

Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi signals softer approach to Japan amid double whammy,” Nikkei Asia, 21/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ căng thẳng với Mỹ và nền kinh tế suy yếu đã khiến Tập chấp nhận gặp Ishiba ngay sau khi ông nhậm chức.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã trông rất nghiêm nghị khi bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước quốc kỳ của hai nước trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai người. Ishiba quả thật không hề giao tiếp bằng mắt với Tập và cũng không hề mỉm cười. Continue reading “Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn”

Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump Can Earn a Place in History That He Did Not Expect,” New York Times, 19/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Liệu đó sẽ là Trump – người vừa bổ nhiệm Mike Huckabee, một người ủng hộ việc Israel sáp nhập Bờ Tây, làm đại sứ mới của mình tại Jerusalem? Hay đó sẽ là Trump – người từng cùng với con rể Jared Kushner, xây dựng và công bố kế hoạch chi tiết nhất cho giải pháp hai nhà nước kể từ chính quyền Bill Clinton? Continue reading “Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?”

Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

Nguồn: Mie Hoejris Dahl, “The Belt and Road Isn’t Dead. It’s Evolving.Foreign Policy, 13/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trong thời gian đó, ông cũng sẽ khánh thành cảng nước sâu Chancay, cách Lima khoảng 72 km về phía bắc. Đây là một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la – một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc vào khu vực trong hai thập kỷ qua.

Nhưng nó cũng có thể là một trong những dự án cuối cùng thuộc loại này. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết”

Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”

Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?

Nguồn: How to get hired by Donald Trump”, The Economist, 12/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Sau khi Donald Trump thắng cử tổng thống năm 2016 – khi Trump mới là cựu ngôi sao truyền hình hơn là một cựu tổng thống – Trump xử lý giai đoạn chuyển giao quyền lực Nhà Trắng như là một tập phim truyền hình “Nhân viên tập sự (The Apprentice)” đầy kịch tính. Những thành viên nội các đầy tham vọng đã đến tháp Trump ở New York và đi qua các máy quay phim để dự phỏng vấn với vị tổng thống đắc cử. Kanye West thậm chí cũng xuất hiện. Lần này, Susie Wiles, quản lý chiến dịch tranh cử của Trump và sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai, đã tổ chức một quy trình khá kín đáo và trật tự. Các cuộc thảo luận của Trump tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các tin thông báo trên mạng xã hội. Các ứng viên khá hồi hội vì phải thảo luận về việc tìm kiếm công việc của họ một cách công khai, nhưng một số hình mẫu cũng đã xuất hiện. Một số tờ báo ngày 12 tháng 11 đã đưa tin Marco Rubio sẽ trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Làm sao để được ông Trump tuyển vào nội các? Continue reading “Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?”