Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.

Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump”

Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn

Nguồn:Obituary: Li Peng died on July 22nd”, The Economist, 25/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhật ký của Lý Bằng vào ngày 27 tháng 4 năm 1989 ghi lại khoảnh khắc sự cố biểu tình Thiên An Môn tác động trực tiếp tới ông. Trên đường về nhà từ văn phòng thủ tướng ở Bắc Kinh, chiếc xe của ông đã bị chặn bởi những người biểu tình. Người lái xe và vệ sĩ của ông – và ông vui mừng vì có họ bên cạnh lúc đó – phải tìm đường khác.

Sau nhiều ngày biểu tình ủng hộ dân chủ của các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, chính phủ vẫn chưa có hành động nào. Không ai đến đánh đập và bắt giữ những người biểu tình như từng xảy ra một lần duy nhất trước đó trong giai đoạn cai trị của Đảng Cộng sản – trong một đợt biểu tình quy mô lớn cũng tại chính Thiên An Môn. Đó là vào năm 1976, khi người dân đang thương tiếc sự qua đời của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý cũng đã khóc thương ông Chu, có lẽ nhiều hơn nhiều người khác, vì Chu đã chăm sóc ông từ khi ông còn là một đứa trẻ sau khi cha ông bị giết, hi sinh vì cuộc đấu tranh của cách mạng. Đạo đức và nguyên tắc của Chu đã ảnh hưởng sâu sắc đến Lý sau này. Continue reading “Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn”