Nguồn: Bernard D. Cole (2014). “The History of the Twenty-First-Century Chinese Navy”, Naval War College Review, Summer, Vol. 67, No. 3, pp. 43-62.>>PDF
Biên dịch: Tú Linh & Ngọc Diệp | Hiệu đính: Kim Minh
Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là cường quốc đại lục hơn là cường quốc biển, mặc dù quốc gia này có đường bờ biển kéo dài hơn 11.000 dặm với hơn 6000 đảo. Trung Quốc luôn coi biển là một hướng xâm lược mà nước ngoài có thể sử dụng, hơn là một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia. Đây được cho là xu hướng góp phần vào sự yếu kém của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tư duy của họ đã thay đổi. Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20, sự mở rộng toàn cầu về mặt chính trị, lợi ích kinh tế, và sự quyết tâm trong việc xử lý các tranh chấp biên giới trên bộ với các nước khác đã khiến Trung Quốc chú ý hơn đến sự đe dọa đến các tuyến đường hàng hải chủ chốt mà Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào.
Các nhiệm vụ lịch sử của Hải quân Trung Quốc – (PLAN) – được mô tả vào năm 1982 là “chống xâm lược, bảo vệ đất nước”, khẳng định vai trò như lực lượng bảo vệ bờ biển để hỗ trợ cho lực lượng lục quân đối mặt với nguy cơ xâm lược tiềm ẩn từ Liên Xô. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình, vào năm 1985 đã đề ra chiến lược “phòng vệ ngoài khơi”, trong khi đó vào năm 1993, Hải quân Trung Quốc đã được chỉ đạo “bảo vệ chủ quyền trên đất, trên không và trên biển của Trung Quốc” và để “duy trì sự thống nhất và an ninh quốc gia”. Chiến lược và định hướng mới đã đánh dấu bước chuyển của Hải quân Trung Quốc đối với thế giới hậu Chiến tranh Lạnh.
Bốn nhiệm vụ lịch sử được đề ra bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2004 bao gồm các trách nhiệm truyền thống nhằm đảm bảo sự trung thành của quân đội đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP); bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và an ninh nội bộ, ngăn chặn sự ly khai của Đài Loan; và những trọng trách mới như bảo vệ các lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng trong đó có cả an ninh biển và “những vấn đề an ninh phi truyền thống” và hỗ trợ bảo vệ hòa bình thế giới. Hải quân Trung Quốc được xem là “một lực lượng chiến lược” từ năm 2008.[1]
Chỉ huy Hải quân, Đô đốc Wu Shengli, nêu rõ nhiệm vụ và ý định của lực lượng trong lễ kỷ niệm lần thứ 60 vào năm 2009. Ông kêu gọi đẩy mạnh hậu cần và trang thiết bị hỗ trợ “để nâng cao năng lực sửa chữa xa khơi, vận chuyển, giải cứu và tiếp tế” đồng thời thiết lập “một hệ thống phòng thủ trên biển … để bảo đảm an ninh biển và phát triển kinh tế của Trung Quốc”. Những bình luận này đã củng cố lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ năm 2007 cho việc thành lập một “lực lượng vũ trang hùng mạnh trên biển” như một “giấc mơ vẫn hằng ấp ủ của Trung Quốc”.[2]
Trung Quốc phong kiến
Mặc dù lịch sử Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng lục quân để bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia, nhưng vẫn có thể nhìn thấy được hạt giống của hải quân qua nhiều triều đại. Trận hải chiến sớm nhất của Trung Quốc được ghi lại xảy ra vào năm 549 TCN, dưới thời kỳ Xuân Thu, khi các vua chúa cho tàu tấn công lẫn nhau.[3] Việc tiến hành các hoạt động hải quân quy mô lớn tiếp tục có vai trò lớn trong các cuộc chiến tranh trong suốt triều đại nhà Hán (206 TCN đến 220 SCN). Dân đi biển Trung Quốc là những người đầu tiên điều khiển tàu với buồm và bánh lái, chia ngăn khoang tàu, đáy tàu được sơn để chống mục gỗ, và dựng ụ tàu. Họ phát triển nghệ thuật hàng hải đến một đỉnh cao, bao gồm sử dụng la bàn cầm tay từ năm 1044.[4] Trung Quốc thiết lập con đường thương mại trên biển đến Đông Nam Á và Tây Phi vào cuối thời Đường (năm 907 SCN).[5]
Triều đại nhà Tống
Trong số các triều đại ở Trung Quốc, đỉnh cao phát triển của ngành hải quân có lẽ diễn ra vào đời nhà Tống (960-1279 SCN), thời kỳ 500 năm Trung Quốc triển khai “lực lượng hải quân hùng mạnh và kỹ thuật tinh vi nhất thế giới”.[6] Trong suốt khoảng thời gian này, quân đội đã kịp thời bố trí các hạm đội khẩn cấp bao gồm vài trăm tàu chiến và tàu hỗ trợ. Một đội quân nhà Tống vào năm 1274 SCN có tổng cộng 13.500 tàu.[7] Kỹ thuật hàng hải Trung Quốc cũng dần trưởng thành trong thời gian này; vận chuyển trở thành một phần quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.
Có thể nhà Tống là triều đại đầu tiên của Trung Quốc xây dựng một lực lượng hải quân quốc gia thường trực có chức năng như một cơ quan độc lập điều hành bởi chính quyền trung ương. Ban cố vấn triều đìnhvề Kiểm soát và Tổ chức các vùng ven biển được thành lập vào năm 1132 để giám sát lực lượng hải quân gồm 52.000 lính.[8]
Kinh nghiệm của nhà Tống dựa trên nền kinh tế mở rộng nhanh chóng, với một bộ phận đi biển mạnh mẽ bao gồm thương mại, đánh bắt và vận chuyển. Hải quân được mở rộng đồng nghĩa với việc cơ sở cầu cảng, các trung tâm tiếp liên và các xưởng đóng tàu cũng được mở rộng; binh sĩ được huấn luận đặc biệt là lính thủy đánh bộ, và đội tuần tra bờ biển được thành lập. Nhà Tống sử dụng cả thuyền buồm lẫn thuyền chèo có guồng quay và sau này được hoạt động dựa vào nhân công trên các băng chạy. Các học thuyết được hình thành, và bao gồm sự phát triển hình thànhcác cuộc diễn tập dàn quân, phóng đạn tầm xa và các chiến thuật phức tạp khác.[9]
Trung Quốc vẫn là một cường quốc biển trong suốt hai triều đại kế tiếp. Thực tế, việc nhà Nguyên lật đổ nhà Tống là nguyên nhân chủ yếu khiến triều Nguyên tiến hành các cuộc hải chiến. Nhà Nguyên sau đó đã sử dụng các hải quân để thực hiện việc xâm lược đối với Việt Nam, Indonesia, và Nhật Bản. Đội quân viễn chinh năm 1274 chống lại Nhật Bản bị bại trận, gây thiệt hại 900 tàu và 250.000 binh sĩ và vào năm 1281 là 4.400 tàu.[10] Thương mại trên biển tiếp tục mở rộng, và trên tàu bắt đầu có sự xuất hiện của đại bác.[11]
Triều đại nhà Minh
Trong suốt triều đại nhà Minh (1368-1644) Trung Quốc đã chứng kiến cả đỉnh cao phát triển lẫn sự sụp đổ của sức mạnh hải quân. Điểm then chốt của sự thành công của nhà Minh trước quân Nguyên là hàng loạt các trận chiến trên các hồ thuộc thung lũng sông Dương Tử. Lực lượng thủy quân được triển khai bởi nhà Minh và đối thủ của họ đều không phải là lực lượng hải quân độc lập mà là các đơn vị quân đội được chỉ định hoạt động trên các con tàu ở các sông, hồ ở địa phương. Nhiệm vụ ban đầu của họ là vận chuyển người và tiếp tế, nhưng khi quân đội nhanh chóng nhận ra lợi ích của việc sử dụng những tàu thuyền này như tàu chiến, chống lại lực lượng lục quân và lực lượng thủy quân của nhau. Tàu nhà Minh được điều khiển bởi khoảng 12.000 phân đội và được trang bị cung thủ, pháo và hỏa tiễn. “Chiến dịch trên hồ” đã sử dụng hiệu quả tàu thuyền và người để tận dụng địa chiến nhưng không dẫn đến việc thành lập một lực lượng hải quân thường trực trong triều đại nhà Minh.
Những chuyến đi vào đầu thế kỷ 15 của Trịnh Hòa đến Trung Đông và Châu Phi cũng diễn ra dưới thời nhà Minh. Họ thể hiện kỹ thuật đóng tàu theo tiêu chuẩn Trung Quốc, quản lý hải trình, và nghề đi biển vượt xa khả năng của các nước Châu Âu. Trịnh Hòa dẫn những hạm đội tàu lớn, một vài tàu lên đến hơn 400 tấn, trong 7 chuyến đi nửa vòng trái đất vào thời điểm mà các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vẫn đang tìm đường xuống bờ tây Châu Phi trên những chuyến thuyền buồm 50 tấn.
Chỉ sau đấy 30 năm, vua quan nhà Minh đã cố ý chấm dứt những chuyến đi này vì lý do tài chính trong nước, chính trị và ý thức hệ, cũng ngay tại thời điểm các quốc gia Châu Âu bắt đầu tận dụng biển cho phát triển kinh tế và cải đạo. Tại sao các cuộc viễn chinh của Trung Quốc lại chấm dứt? Đầu tiên, các chuyến đi tiêu tốn rất nhiều tiền, và nhà Minh thì đang thực hiện một chính sách kinh tế cứng nhắc. Thứ hai, tầng lớp cai trị đang rất quan ngại đến sự gia tăng quyền lực của các hoạn quan – nhà tài trợ chính cho các chuyến đi này. Thứ ba, “các quan trong triều theo Khổng Tử phản đối thương mại và giao thương với nước ngoài”.[12]
….
Download phần còn lại của bản dịch tại đây.
Tác giả Bernard Cole là Giáo sư về Chiến lược biển tại Đại học Hải chiến Mỹ.
Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông
———————-
1.Dựa trên “CMC’s Guo Boxiong Urges Improving PLA Capabilities to ‘Fulfill Historic Missions,’” Xinhua, 27/9/ 2005, in Open Source Center CPP20050927320021, and Daniel M. Hartnett, The PLA’s Domestic and ForeignActivities and Orientation, Testimony before the U.S.-China Economic and Security Review Commission, “China’s Military andSecurity Activities Abroad” hearings, 111th Cong., 1st sess., 4/3/2009, tham khảo tại at www.uscc.gov/.Ủy ban Quân sự Trung Ương (CMC) là ủy ban hoạch định chính sách quân sự tối cao, đưa ra chỉ thị liên quan đến Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), bao gồm các cuộc gặp cấp cao, triển khai quân, chi tiêu vũ khí. Tham khảo The Central People’s Government of thePeople’s Republic of China, english.gov.cn/, để biết các thành viên hiện tại của CMC.
[2] Trích Cui Xiaohuo and Peng Kuang, “Navy Chief Lists Key Objective,” Trung Hoa Nhật báo, 16/4/2009, www.chinadaily.com.cn/.
[3] Deng Gang, Chinese Maritime Activities andSocioeconomic Development, c. 2100 bc–900 ad (Westport, Conn.: Greenwood, 1997) là một tác phẩm lịch sử rất hay về chủ đề này.
[4] Joseph Needham, (Quyển 6) Sci-ence and Civilisation in China (Cambridge,U.K.: Cambridge Univ. Press, 1954–86) bàn về vấn đề này và những phát triển liên quan.
[5] Tham khảo “China’s Sea Route to West Asia Begins in Xuwen,” Tân Hoa, 21/6/2000, trong Hệ thống Thông tin truyền thông truyền hình nước ngoài [sau này là FBIS] CPP20000621000077, một lý thuyết khảo cổ cho rằng chuyến tàu buôn có thể bắt nguồn từ tỉnh Quảng Đông vào đầu năm 200 TCN, hai trăm năm trước khi còn đường tơ lụa được khai phá; Deng, Chinese Mari-time Activities and Socioeconomic Development, tr. 41.
[6] Paul C. Forage, “The Foundations of Chinese Naval Supremacy in the Twelfth Century,” trong cuốn New Interpretations in Naval History: Selected Papers from the Tenth Naval History Symposium Held at the United States Naval Academy, 11–13/9/ 1991, ed. Jack Sweetman(Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 1992), tr. 3
[7] Như trên, tr.70
[8] Lo Jung-pang, “The Emergence of China as Sea Power during the Late Song and Early Yuan Periods,” Far Eastern Quarterly 14, số 4 (tháng 8/1955), tr. 491
[9] Tham khảo Forage, “Foundations of Chinese Naval Supremacy in the Twelfth Century,” tr. 6–7, 19–21, một sự mô tả thú vị về trận chiến giữa hai lực lượng hải quân Tống và Nguyên.
[10] John K. Fairbank, “Maritime and Continental in China’s History,” trong cuốn The Cambridge Historyof China,quyển 12, Republican China: 1912– 1949, pt. I, ed. John K. Fairbank and DennisTwichett (Cambridge, U.K.: Cambridge Univ. Press, 1983), tr. 1:15
[11] Forage, “Foundations of Chinese Naval Supremacy in the Twelfth Century,” tr. 500–501, mô tả một cách ngắn gọn nhưng thú vị về những vũ khí ban đầu này.
[12] Trích Jin Wu, trong Richard Gunde, “The Voyages of Zheng He” (Los Angeles: UCLA Center for Chinese Studies, 20 April 2004), available at www.international.ucla.edu/. Quyết định của nhà Minh cũng phản ánh xu hướng bài ngoại của Trung Quóc, có lẽ được thể hiện rõ nhất trong phản ứng của nhà Thanh đối với nỗ lực thiết lập quan hệ với Trung Quốc từ Anh năm 1973. Nhà vua nói với Đức ông Macartney rằng “Chúng tôi có tất cả mọi thứ. Chúng tôi không thấy giá trị gì ở những đối tượng lạ hay mưu trí, và không sử dụng các nhà sản xuất của nước ông”. Những thành công của Zheng He trong Edward L. Dreyer, Zheng He: China and the Oceansin the Early Ming Dynasty, 1405–1433 (NewYork: Longman, 2006). Tham khảo George Raudzens, “Military Revolution or Maritime Evolution: Military Superiorities or Transportation Advantages as Main Causes of European Colonial Conquests to 1788,” Journal ofMilitary History 63, no. 3 (July 1999),tr. 56, để thấy một giải thích rất thú vị nhưng tập trung chủ yếu vào Châu Âu trong vai trò của tính lưu động hàng hải đối với chủ nghia đế quốc Châu Âu.