NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
Tagged: capitalism
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 10 years, 3 months ago by Praetorian.
-
AuthorPosts
-
-
26/06/2014 at 11:00 #2928PraetorianModerator
Thông tin tài liệu
Tác giả: Ha-Joon Chang
Dịch giả: Nguyễn Lợi
Thể loại: Kinh tế – Quản trị
Khổ sách: 14,5x20x5 cm
Số trang: 388
Năm xuất bản: 2012
Nhà xuất bản: TrẻNền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bị phá huỷ. Trong khi các biện pháp khuyến khích về tiền tệ và tài chính với quy mô chưa từng có đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trở thành một sự sụp đổ toàn diện của nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 vẫn là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn thứ hai trong lịch sử, sau khi cuộc Đại Suy thoái(Great Depression). Vào thời điểm tôi viết cuốn sách này (tháng 3 năm 2010), khi một số người tuyên bố kết thúc suy thoái, sự phục hồi bền vững vẫn không hề chắc chắn. Do không có các cải cách tài chính, các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng đã gây ra những bong bóng tài chính mới, trong khi nền kinh tế thực sự thì đang thiếu tiền. Nếu những bong bóng này vỡ, nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc suy thoái “kép” khác (double-dip recession). Ngay cả khi sự phục hồi được duy trì, hậu quả của cuộc khủng hoảng vẫn còn đeo đẳng trong nhiều năm. Có thể là một vài năm trước khi khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình xây dựng lại bảng cân đối kế toán của mình. Thâm hụt ngân sách khổng lồ do cuộc khủng hoảng gây ra sẽ buộc các chính phủ phải giảm đáng kể các khoản đầu tư công và các quyền lợi phúc lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, đói nghèo và ổn định xã hội – có thể trong nhiều thập kỷ. Một số người bị mất việc làm và nhà cửa trong cuộc khủng hoảng có thể không bao giờ tham gia trở lại vào dòng kinh tế chủ đạo nữa. Đây là những viễn cảnh đáng sợ.
Thảm họa này cuối cùng đã được tạo ra bởi hệ tư tưởng thị trường tự do, hệ tư tưởng đã thống trị thế giới từ những năm 1980. Chúng ta đã nghe nói rằng, nếu đứng một mình, thị trường sẽ tạo ra những kết quả hiệu quả và công bằng nhất. Hiệu quả, vì các cá nhân biết cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực họ cần, và công bằng, bởi vì quá trình thị trường cạnh tranh đảm bảo rằng các cá nhân được hưởng theo năng suất của họ. Chúng ta cũng được biết rằng doanh nghiệp nên được tự do tối đa. Các công ty, gần gũi với thị trường nhất, biết điều gì là tốt nhất cho việc kinh doanh của mình. Nếu chúng ta để cho họ làm những gì họ muốn, việc tạo ra của cải sẽ được tối đa hóa, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho phần còn lại của xã hội. Chúng ta cũng nghe nói rằng sự can thiệp của chính phủ vào các thị trường sẽ chỉ làm giảm hiệu quả của chúng. Sự can thiệp của chính phủ thường được thiết lập để hạn chế phạm vi của việc tạo ra của cải vì quan niệm chủ nghĩa quân bình sai lầm. Ngay cả khi không phải là như vậy, các chính phủ cũng không thể cải thiện được kết quả của thị trường, vì họ không có thông tin cần thiết cũng như không có những động lực để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Tóm lại, chúng ta được khuyên rằng hãy đặt tất cả niềm tin của mình vào thị trường và không can thiệp vào nó.
Nghe theo lời khuyên này, hầu hết các quốc gia đã áp dụng chính sách thị trường tự do trong suốt ba thập kỷ qua – tư nhân hóa các công ty tài chính và các công ty công nghiệp quốc doanh, nới lỏng các quy định tài chính và công nghiệp, tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, và giảm thuế thu nhập và các khoản thanh toán phúc lợi. Các chính sách này, như những người ủng hộ chúng đã thừa nhận, trước mắt có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như sự bất bình đẳng gia tăng, nhưng cuối cùng chúng sẽ làm cho tất cả mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra một xã hội năng động và giàu có hơn. Hình ảnh thủy triều lên sẽ nâng tất cả các tàu thuyền lên là một hình ảnh ẩn dụ cho điều đó.
Kết quả của các chính sách này đối lập với những gì đã được hứa hẹn. Trong chốc lát hãy tạm quên đi cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc khủng hoảng để lại những vết sẹo cho thế giới trong nhiều thập kỷ tới. Trước đó, và không được hầu hết mọi người biết đến, các chính sách thị trường tự do đã khiến tốc độ tăng trưởng chậm hơn, sự bất bình đẳng gia tăng và bất ổn tăng cao ở hầu hết các nước. Ở nhiều nước giàu, những vấn đề này được che dấu bằng sự mở rộng tín dụng rất lớn, do đó thực tế rằng mức tiền lương ở Mỹ vẫn còn thấp và giờ làm việc tăng từ những năm 1970 đã được che đậy một cách kín đáo bằng sự bùng nổ tiêu dùng nhờ được cung cấp tín dụng. Những vấn đề này ở các nước giàu đã đủ tồi tệ, nhưng chúng thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển. Mức sống ở Tiểu vùng Sahara Châu Phi đã chững lại vào ba thập kỷ gần đây, trong khi Mỹ Latinh đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người của mình giảm hai phần ba trong thời kỳ này. Có một số nước đang phát triển đã phát triển nhanh chóng (mặc dù sự bất bình đẳng tăng nhanh) trong thời gian này, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng đây chính là các nước, trong khi tự do hóa một phần, đã không áp dụng các chính sách thị trường tự do một cách toàn diện.
Vì vậy, những gì chúng ta được nghe từ những người ủng hộ thị trường tự do – hoặc, như họ thường được gọi là các nhà kinh tế học tân tự do – cùng lắm là chỉ đúng một phần, còn không sẽ là hoàn toàn sai. Như tôi sẽ thể hiện trong cuốn sách này, “những sự thật” được đưa ra bởi những tư tưởng thị trường tự do đều dựa
vào các giả định không đủ căn cứ và những quan điểm chắp vá, nếu không muốn nói là những quan điểm vì lợi ích cá nhân (selfserving notions). Mục tiêu của tôi trong cuốn sách này là giúp các bạn biết một số sự thật quan trọng về chủ nghĩa tư bản mà các nhà kinh tế học thị trường tự do sẽ không nói cho bạn biết….(Trích lời giới thiệu của tác giả Ha-Joon Chang)
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.