NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 9 years, 9 months ago by TQNam.
-
AuthorPosts
-
-
26/11/2014 at 19:54 #4574TQNamModerator
Tại sao Trung Quốc không trổi dậy trong ôn hoà
12 tháng 2 2014
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng từ 7%-10% một năm trong bốn thập kỷ qua. Vấn đề nhân khẩu học, sự bất ổn xã hội, hoặc một cuộc khủng hoảng kinh tế cuối cùng có thể kiềm chế sự tăng trưởng này, nhưng nếu Trung Quốc không tiếp tục tăng trưởng, sự trổi dậy sẽ không diễn ra trong ôn hòa, John Mearsheimer, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, lo ngại.
Giáo sư Mearsheimer được Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CÉRIUM) thuộcĐH Montréal mời đến nói chuyện. Cộng tác viên của OpenCanada Jean-Frédéric Légaré-Tremblay hỏi chuyện ông.
Légaré-Tremblay: Tại sao Trung Quốc không trổi dậy trong ôn hoà?
Mearsheimer: Trạng thái thực sự mạnh mẽ gần như vượt trội trong khu vực của họ vì vậy không có mối đe dọa nào trong sân sau của họ. Vì vậy, nếu Trung Quốc thực sự phát triển mạnh mẽ hơn, tôi tin rằng họ sẽ cố gắng thống trị châu Á như cách Hoa Kỳ thống trị Tây bán cầu. Họ sẽ cố gắng đẩy Mỹ càng xa khu vực Châu Á Thái Bình Dương càng tốt. Và họ sẽ cố gắng thống trị các nước láng giềng. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ cố gắng chinh phục tất cả họ, mà Trung Quốc sẽ ở thế “nắm đầu” các nước kia.
Đồng thời, Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc, những nước không muốn Trung Quốc trở thành một bá quyền khu vực, sẽ lao nhanh vào việc kiềm chế sự tăng trưởng của Trung Quốc. Các lợi ích mâu thuẫn nhau nầy sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh an ninh dữ dội, với một triển vọng thực tế chiến tranh.
Có hai lý do nữa để bi quan. Một là rõ ràng Trung Quốc là một cường quốc xét lại: họ muốn thu hồi Đài Loan; họ muốn thu hồi quần đảo Điếu Ngư; họ muốn thống trị Biển Đông; họ tranh chấp biên giới với Ấn Độ và Butan … Đây là một quốc gia hết sức ưa dùng quân đội của mình để có thể thay đổi hiện trạng theo những cách mà họ muốn.
Lý do thứ hai là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Người Trung Quốc cảm nhận rất sâu sắc từng là nạn nhân của các cường quốc trong quá khứ. Nhật Bản là đặc biệt quan trọng trong vấn đề này, rồi với Hoa Kỳ cũng thế. Cái chủ nghĩa dân tộc này định hướng họ trong những đường hướng quan trọng. Vì vậy, nếu chúng ta bị khủng hoảng ở đâu đó, chủ nghĩa dân tộc có thể châm dầu vào cuộc khủng hoảng và dẫn đến xung đột.H: Đồng thời, cách Trung Quốc tiếp cận các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng là gì: Đài Loan, quần đảo Điếu Ngư, Biển Đông, Ấn Độ và Bhutan?
Đ: Nếu quý vị nhìn vào hầu hết các cuộc khủng hoảng trong thập kỷ qua liên quan đến Trung Quốc, hầu như từng cuộc đã được khởi sự bởi một trong những nước láng giềng của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã phản ứng thái quá trong hầu hết trường hợp khiêu khích, nhưng sự khiêu khích ban đầu là từ nước láng giềng của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó là vì những người hàng xóm có động cơ gây ra rắc rối và cố gắng giải quyết các vấn đề riêng bây giờ chứ hơn là đợi 20 hoặc 30 năm, khi mà Trung Quốc chắc chắn sẽ mạnh hơn rất nhiều và ở một thế tốt hơn để áp đặt các điều khoản của một thỏa thuận cuối cùng.
Từ quan điểm của Trung Quốc, chiến lược thông minh là chờ đợi. Đây là vì sao tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã ngu ngốc trong phản ứngvới các cuộc khủng hoảng khác nhau nổ ra trong thập kỷ qua. Tốt hơn là họ hạ giọng hùng hổ của mình để tỏ ra ít hiếu chiếnhơn, và đợi đến khi họ đủ mạnh để áp đặt các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nào.H: Trong cuốn sách của ông Bi kịch của chính sách đại cường, ông viết rằng nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc sẽ lớn hơn với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Tại sao?
Đ: Rất khó để đi đến một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh vì tâm điểm của cuộc xung đột là ở trung tâm của châu Âu. Đó là cái chúng ta gọi là Mặt trận Trung tâm. Liên Xô và các đồng minh của họ có một lượng lớn các sư đoàn thiết giáp, sư đoàn bộ binh cơ giới và vũ khí hạt nhân ở phía họ, còn Hoa Kỳ và các đồng minh của mình đã có một kho vũ khí tương tự về phía mình. Nó có nghĩa là một cuộc xung đột ở châu Âu, cái tiêu điểm của cuộc cạnh tranh, sẽ là thế chiến 3 với vũ khí hạt nhân. Và, không ai có tâm trí đàng hoàng lại muốn điều đó. Thảm khốc. Điều khủng khiếp hơn là cuộc chiến rồi chắc sẽ diễn ra, cái điều không chịu được là phải hứng chịu là một cuộc chiến như vậy.
Tình hình ở châu Á là rất khác, bởi lẽ địa lý rất khác. Không có Mặt trận Trung tâm ở châu Á. Và khi chúng ta nói về những tình huống xung đột tiềm tàng, chúng ta đang nói về một cuộc chiến tranh có thể có với Đài Loan, ở biển Đông, hoặc với các đảo nhỏ ở biển Hoa Đông. Đây sẽ là cuộc chiến tranh nhỏ, không là thế chiến 3 với vũ khí hạt nhân. Đây là lý do vì sao nó có nhiều khả năng sẽ xảy ra.H:Trung Quốc theo đuổi các bước trổi dậy nào?
Đ: Những gì một cường quốc làm, trước tiên, là cố gắng thiết lập bá quyền trong khu vực. Một khi hoàn thành mục tiêu đó, nó bắt đầu chuyển ra sân khấu thế giới và hành động như một siêu cường. Siêu cường là một cường quốc lớn có khả năng hoạch định sức mạnh quân sự lên các khu vực khác của thế giới, như Hoa Kỳ ngày nay.
Trung Quốc ngày nay là một đại cường, nhưng khả năng triển khai sức mạnh bên ngoài châu Á rất nhỏ. Vì vậy, điều Trung Quốc cố gắng làm đầu tiên là thiết lập bá quyền ở châu Á, có nghĩa là đạt đến điểm mà họ mạnh hơn rất nhiều so với mọi láng giềng và là nơi họ đang đẩy Mỹ ra khỏi châu Á có hiệu quả. Một khi làm được điều đó, họ sẽ bắt đầu suy nghĩ đến việc hoạch định quyền lực một cách nghiêm túc ra toàn cầu.H: Trong cuốn sách của mình, ông nói Vịnh Ba Tư và Tây bán cầu sẽ là hai khu vực có giá trị chiến lược đặc biệt với Bắc Kinh. Tại sao?
Đ: Về Tây bán cầu, Trung Quốc chú tâm vào việc chắc chắn là Hoa Kỳ phải tập trung vào sân sau của mình. Đa số người Mỹ không bao giờ suy nghĩ về lý do tại sao Hoa Kỳ tự do đi dọc ngang khắp thế giới, chỏ mũi của mình vào chuyện của mọi người. Đó là vì Hoa Kỳ hầu như không đối mặt với các mối đe dọa an ninh ở Tây bán cầu. Canada, Mexico, Guatemala, Brazil – các nước nầy không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Vì vậy Hoa Kỳ tự do rong rủi các khu vực khác của thế giới. Nếu Trung Quốc muốn điều này chấm dứt, họ chú tâm vào việc gây ra rắc rối ở Tây bán cầu, do vậy Mỹ phải tập trung vào sân nhà mình và ít có khả năng chú ý đến châu Á.
Đây cũng là lý do tương tự, chúng ta chú tâm vào việc chắc chắn rằng có các cường quốc khác ở châu Á cũng có thể thu hút sự chú ý của người Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải quan tâm đến họ, rồi từ đó Bắc Kinh chẳng thể tự do ngang dọc ở vùng Tây bán cầu.
Đối với Vịnh Ba Tư, đây là khu vực có giá trị bởi vì Trung Quốc đã nhận được một lượng dầu lớn từ khu vực đó và sẽ nhập khẩu dầu ngày càng nhiều hơn từ đây theo thời gian. Người Trung Quốc sẽ càng ngày càng xem khu vực này là một khu vực chiến lược quan trọng. Họ cũng sẽ muốn có khả năng vận chuyển dầu từ Vịnh về Trung Quốc.
Hoa Kỳ, tất nhiên, như một vị thần ghen tức, và họ không thích cái ý tưởng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Vịnh Ba Tư còn hơn cả ý tưởng về ảnh hưởng của Liên Xô ở đó. Đây là vì sao tôi nghĩ rằng sẽ có một cuộc cạnh tranh an ninh nghiêm trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến Vịnh Ba Tư.H: Đó có phải là đã xảy ra với Iran, từ đó Trung Quốc được nhận rất nhiều dầu bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ?
Đ: Vâng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang thấy sự khởi đầu của cuộc cạnh tranh đó. Tôi cũng nghĩ rằng cho đến gần đây, chính sách của Mỹ đối với Iran khá là ngu ngốc, bởi vì những gì chúng ta đang làm có hiệu quả là hướng người Iran vào vòng tay của người Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục cứng rắn với Iran, nước nầy quan tâm sâu sắc đến việc cố tìm cho ra các đồng minh, chẳng hạn như Trung Quốc, nước đang tìm kiếm đồng minh ở vùng Vịnh Ba Tư. Rồi sẽ có một cuộc hôn nhân về lợi ích giữa Tehran và Bắc Kinh và sẽ không là điều Mỹ thích thú. Đây là vì sao Hoa Kỳ cần phải bỏ nhiều công sức để cải thiện quan hệ với Iran.H: Hoa Kỳ đã phần nào chuyển trọng tâm chiến lược của mình về phía đông vào năm 2012 bằng cách thực hiện “Trục châu Á.” Theo quan điểm của ông, đó có là một cách tiếp cận chiến lược tốt?
Đ: Thoạt tiên, tôi nghĩ lý do chính Washington đề ra trục châu Á không phải vì Trung Quốc. Đó là bởi vì các đồng minh của chúng ta ở châu Á đã đi đến suy nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đối tác không đáng tin cậy. Điều này đặc biệt đúng đối với Nhật Bản và Hàn Quốc với. Cả hai họ đều rất lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và về Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng và Bắc Kinh thì có vũ khí hạt nhân, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại không. Họ phụ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Người dân ở Seoul và Tokyo lưu tâm rất cẩn thận xem Mỹ ứng xử trên sân khấu thế giới ra sao và các nhà hoạch định chính sách quan trọng của Mỹ nghĩ về châu Á thế nào.
Nếu quý vị là người Hàn hay người Nhật Bản và quý vị nhìn vào cách Hoa Kỳ đã cư xử ra sao kể từ ngày 11 tháng 9, quý vị chẳng thể nào tinh cậy vào người Mỹ. Họ đã bị Trung Đông ám ảnh và họ đã cư xử theo những cách rất ngu ngốc. Vì vậy, ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và ở những nơi như Singapore cũng thế, người ta đang lo lắng về Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng với trục châu Á, chúng ta đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho các đồng minh của chúng ta là mặc cho tất cả những gì đang xảy ra ở Trung Đông, chúng ta sẽ có mặt ở đó vì họ.H: Đồng thời, Trung Quốc cónên được đối xử như một đối tác hay là đối thủ?
Đ: Hoa Kỳ phải bắt đầu xây dựng một chiến lược ngăn chặn và đây là điều họ đang làm. Bằng cách này, không lệ thuộc vào Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đang bắt đầu đến với nhau và hợp tác với nhau theo những cách không có trong quá khứ. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi thấy hằng bao nhiêu hợp tác quân sự đã phát triển giữa Ấn Độ và Nhật Bản hạn như trong vòng năm năm qua. Chúng tôi đã có thể nhìn thấy các bộ phận của liên minh cân bằng đang lấp vào chổ của nó. Và tôi nghĩ rằng bắt buộc Hoa Kỳ nay khởi sự sự cân bằng thật cẩn thận mà không thúc đẩy một cuộc chiến tranh.
Cho đến nay, chính quyền Obama đã làm rất tốt. Họ đã không phản ứng thái quá và không bị phản ứng lại. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để có sức mạnh quân sự từ đó gây ra rắc rối lớn ở châu Á. Do đó, Hoa Kỳ không cần có nhiều hành vi quân sự vào thời điểm hiện nay. Mà là từ từ, đều đặn, của cải sẽ phải được chuyển sang châu Á và Hoa Kỳ sẽ phải làm việc để chung sức cho một liên minh để kiềm chế Trung Quốc.Cuộc phỏng vấn này do một thành viên của Trung tâmnghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Montréal (CÉRIUM) thực hiệndưới sự bảo trợ của Trung tâm nầy.
http://opencanada.org/features/the-think-tank/interviews/why-china-will-not-rise-peacefully/
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.