- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 10 years ago by hoangphuongthao.
-
AuthorPosts
-
-
05/01/2015 at 03:30 #5257hoangphuongthaoParticipant
Link gốc: http://thediplomat.com/2015/01/china-and-vietnam-eschew-megaphone-diplomacy/
Tác giả:Carl Thayer
Đăng ngày: 02/01/ 2015
Hai kình địch đồng ý “ổn định hoàn toàn” những tranh chấp trên biển.
Đến nay, rõ ràng rằng chuyến thăm Bắc Kinh trong hai ngày 26-27 tháng Tám 2014 của Lê Hồng Anh, vị đặc sư của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP), đã đánh dấu một điểm ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ Việt-Trung từ sau cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981 trước đó 3 tháng.
Anh, một thành viên cấp cao của Bộ Chính trị, đến Bắc Kinh theo lời mời của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Vào đêm trước chuyến thăm, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố nói rằng mục đích của chuyến thăm này là để “thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, ổn định và lâu dài trong mối quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước”. Tuyên bố cũng bày tỏ sự tiếc nuối đối với các cuộc bạo loạn bạo động chống Trung Quốc đã đốt cháy các xí nghiệp Trung Quốc cũng như cam kết rằng Việt Nam sẽ đảm bảo sự an toàn cho các công nhân và công ty Trung Quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
Anh đã gặp Tập Cận Bình, Tổng Bí thư của CCP và Chủ tịch nước; Lưu Vân Sơn, bí thư Ủy ban Trung ương Đảng và là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị; Wang Jiarui, phó chủ tịch Ủy ban quốc gia Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.
Tập nhấn giọng trong chuyến thăm của Anh bằng việc nói với vị khách của mình rằng “người hàng xóm thì không thế rời đi xa và thân thiện với nhau là lợi ích chung của cả hai phía”.
Trong suốt các cuộc nói chuyện giữa Đặc Sứ Anh và Tổng Bí thư Tập, họ đạt được thỏa thuận trên 3 điểm. Thứ nhất, họ hứa sẽ “thắt chặt sự chỉ đạo trực tiếp (đối với các cơ quan dưới quyền) quan tâm đến mối quan hệ song phương giữa hai đảng và hai nhà nước.” Thứ hai, hai nhà lãnh đạo đồng tình rằng “hai bên sẽ thúc đẩy trao đổi các cuộc viếng thăm giữa hai đảng và nhà nước, và sẽ giữ vững và nâng cao mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực.”
Thứ ba, hai nhà lãnh đạo đồng ý “thi hành nghiêm túc hiệp định về các nguyên tắc cơ bản đưa đến sự ổn định của các vấn đề liên quan đến biển”, được ký vào ngày 11 tháng 10 năm 2011. Họ cũng đồng thuận trong việc bắt đầu lại các cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới và lãnh thổ, kiểm soát các tranh chấp trên biển, và “không hành động để làm phức tạp hoặc mở rộng mâu thuẫn”.
Anh đã gửi lời mời thăm Việt Nam từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến ông Tập. Ông Tập đã trả lời rằng ông sẽ đến Việt Nam “vào thời điểm thích hợp”.
Các cuộc thảo luận giữa Anh và Tập đã nhanh chóng dẫn tới sự mở lại các cuộc tiếp xúc song phương, các cuộc viếng thăm cấp cao và một cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo chính phủ. Ví dụ, vào ngày 14/10, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức hội thảo hai bên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ tư về phòng chống và kiểm soát ma túy tại Hà Nội. Đại diện của Trung Quốc là Liu Yuejin, phó tổng thư ký của Ủy ban kiểm soát ma tuý quốc gia.
Ba cuộc gặp cấp cao đã diễn ra trước thời điểm cuối năm. Chuyến thăm đầu tiên bao gồm một phái đoàn quân sự cấp cao, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh, thăm Trung Quốc từ 16-18/10. Cuộc gặp gỡ cấp cao thứ hai liên quan đến vị ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, người đã đến Hà Nội để cùng tổ chức buổi họp của Ủy ban Chỉ đạo chung lần thứ 7 vào ngày 27/10. Vào ngày 10/11, Chủ tích Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp người đồng cấp Việt Nam bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh.
Đầu tháng 12 có nhiều lý do để cho rằng quan hệ Việt-Trung đã dần ấm lên. Lấy ví dụ, ngày 4-5/12, Việt Nam đã đón một phái đoàn các quan chức cơ sở của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Các quan chức Trung Quốc đã thăm Đại học quân sự Trần Quốc Tuấn và sau đó được đón tiếp bởi Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chỉ huy Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (VPA).
Ngày 9/12, một phái đoàn từ Ủy ban Hợp tác Quản lý Biên giới Cửa khẩu của Trung Quốc đến thăm Hà Nội để thảo luận với những người đồng cấp. Phái đoàn được đón tiếp bởi Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong tuần thứ 3 của tháng 12, truyền thông Việt Nam liên tục đưa tin Cảnh sát biển của Việt Nam đã giải cứu hai tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi bờ biển miền trung của nước này.
Chuyến thăm chính thức cấp cao thứ ba và gần đây nhất đã diễn ra vào ngày 25-27/12 khi Du Chính Thanh, thành viên Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ và chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội đồng tư vấn chính trị nhân dân TQ, đã đến thăm Hà Nội. Du được mời bởi Ủy ban Trung ương ĐCSVN và Mặt trận Tổ quốc VN. Khi đến Hà Nội Du nói rằng chuyến đi của ông được ủy quyền bởi Tổng bí thư Tập và Ủy ban Trung ương ĐCSTQ với mục tiêu tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, xây dựng sự đồng thuận và thúc đẩy sự tiến bộ trong quan hệ song phương “với một hướng đi đúng.”
Ngày 25/12, Du gặp Lê Hồng Anh trên cương vị ủy viên Ban Thư ký ĐCSVN. Du nhấn mạnh rằng chuyến thăm gần đây của Anh đến Bắc Kinh “đã đóng góp một cách ý nghĩa đến sự cải thiện mối quan hệ Việt-Trung.” Ngày tiếp theo Du có cuộc thảo luận với Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN và thành viên Bộ Chính trị ĐCSVN. Du cũng có các cuộc gặp xã giao với Tổng bí thư Trọng, Chủ tịch Sang, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo các phương tiện truyền thông TQ, mục đích chuyến thăm của Du là để “tăng cường các cuộc trao đổi cấp cao với VN và thúc đẩy mối quan hệ song phương theo một hướng đi đúng đắn. TQ sẵn sàng tăng cường trao đổi với VN, và giải quyết mối quan hệ song phương với một tầm nhìn chiến lược và triển vọng lâu dài.” Không một bài báo nào làm rõ “một hướng đi đúng đắn” nghĩa là gì. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận không công khai giữa các quan chức VN và báo giới và đại diện The Diplomat về chuyến thăm của Du cung cấp một vài điểm sáng.
Các quan chức VN tiết lộ rằng TQ đã gây sức ép với VN để cam kết 3 điểm: buộc truyền thông chống TQ dừng lại, không quốc tế hóa các tranh chấp trên biển, và tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề tranh chấp trên cơ sở song phương chặt chẽ.
Các phóng viên VN đã tiết lộ một cách riêng tư với The Diplomat rằng TQ đã truyền tải sự phản đối của nước này với việc VN đệ trình một tuyên bố về quyền lợi lên Hội đồng Trọng tài Thường trực. TQ yêu cầu VN giữ tuyên bố này một cách bí mật mà không để nó được công khai.
TQ cũng truyền tải sự không hài lòng của nước này trên ít nhất hai vấn đề mà trong đó có vấn đề đã được đề cập về đơn đệ trình của VN. Thứ nhất, TQ bác bỏ quả quyết của VN rằng Hội đồng Trọng tài thường trực có quyền lực pháp lý đối với vấn đề được đưa ra bởi Philipin trong tuyên bố của nước này. Thứ hai, TQ không tán thành với luận điểm được đưa ra của VN rằng một vài trong số những tranh chấp ở Biển Đông không có quyền ở vùng hàng hải, bao gồm cả vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Không một vấn đề bí mật nào trong số này được đề cập trên báo chí khi đưa tin về chuyến thăm của Du, nhưng rõ ràng rằng các vấn đề ở Biển Đông đã được khơi dậy. Cả hai bên đều đồng ý giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại.
Sau khi gặp Thủ tướng Dũng, Du đã trích dẫn như là tuyên bố, “Vấn đề hàng hải cực kỳ phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi các cuộc đàm phán để quản lý và kiểm soát những khác biệt. Ngoại giao megaphone chỉ có thể kích hoạt sự bất ổn trong dư luận, cả hai bên đều nên tránh.” Du đề nghị rằng cả hai bên nên “tăng cường sự tin cậy chính trị và xây dựng sự đồng thuận, tăng cường hướng dẫn dư luận, và thúc đẩy hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau.”
Du kết luận, “Chúng tôi sẵn sàng để tăng cường sự phối hợp với VN, nâng cao đào tại nhân lực và giao dịch hoán đổi phương tiện truyền thông (media swaps), để tạo nên nền tảng dư luận vững chắc cho sự phát triển của quan hệ Việt-Trung.”
Sau cuộc gặp của Du với Nhân, ông ta đã tuyên bố “CCPCC (Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản TQ) sẵn sàng làm việc thân mật hơn với VFF (Mặt trận Tổ quốc VN) để nghiêm túc thực hiện Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) về hợp tác từ 2014-2019.” Cả Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Mặt trận Tổ quốc VN đều là công cụ của đảng cộng sản nước mình để huy động công luận ủng hộ chính sách chế độ.
Trong ngày cuối cùng ở VN, Du đã đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham dự lễ mở cửa chính thức của Viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội.
Ba ngày sau đó, trong một dấu hiệu xa hơn cho thấy mối quan hệ song phương đang tiến triển theo hướng tích cực, VN đã tổ chức một cuộc gặp giữa các vị giám đốc của Văn phòng Gìn giữ hòa bình TQ (China’s Peacekeeping Office) và Trung tâm Gìn giữ hòa bình VN (Vietnam’s Peacekeeping Center), cả hai đều trực thuộc Bộ Quốc phòng hai nước. Phái đoàn TQ được đón tiếp bởi Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân VN.
Tướng Tuấn ủng hộ sự hợp tác trong tương lai giữa Trung tâm gìn giữ hòa bình của VN và Văn phòng gìn giữ hòa bình của TQ, như là “chia sẻ thông tin, và cải cách cơ chế đối với các hoạt động và chính sách gìn giữ hòa bình.” Ông Tuấn cũng nói thêm rằng hợp tác quốc tế trong gìn giữ hòa bình là một trong những mục tiêu lớn của VN trong ngoại giao phòng ngừa năm 2015 và yêu cầu sự giúp đỡ từ TQ.
Những tín hiệu tích cực gần đây trong quan hệ Trung-Việt đã được truyền thông Việt chú ý với tần suất thấp (low-key attention) để tránh làm khích động thái độ chống TQ trong nước. Những lời chỉ trích trong nước buộc tội chính phủ và những lãnh đạo quốc gia đã không hành động hiệu quả trong việc đứng lên chống TQ. Họ cũng quả quyết thêm rằng hệ tư tưởng là một cơ sở mỏng manh cho một mối quan hệ vững chắc và VN nên “thoát khỏi quỹ đạo của TQ”.
Theo quy chế ĐCSVN, Ủy ban Trung ương nên họp hai lần mỗi năm. Việc Ủy ban Trung ương Đảng triệu tập 3 lần trong một năm dương lịch là không hề bình thường. Nhưng trong năm 2014 chỉ có một cuộc họp của Ủy ban Trung ương được tổ chức. Phiên họp toàn thể lần thứ 9 đã diễn ra vào tháng 5 trong cuộc khủng hoảng giàn khoan HD981. Phiên họp thứ 10 đã được thông báo rời lịch sớm lên tháng 8 chỉ để bị hoãn đến tháng 10, sau khi TQ rút giàn khoan dầu vào giữa tháng 7. Sau đó phiên họp thứ 10 đã được lên lịch lại vào tháng 12.
Các nhà ngoại giao từ Hà Nội báo cáo rằng phiên họp tổng thế lần thứ 10 của Ủy ban Trung ương Đảng mà bị trì hoãn trong thời gian dài, được ướm lịch tổ chức từ 5-15 tháng 1. Cuộc họp này sẽ tập trung vào hai vấn đề đối nội quan trọng: một cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng và cách xử lý của họ trong mối quan hệ với TQ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng HD981. Không nghi ngờ gì nữa Ủy viên Trung ương Đảng sẽ cẩn thận xem xét kỹ lưỡng những hiểu biết và thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm của Du.
Những cuộc trao đổi gần đây giữa TQ và VN chỉ ra rằng cả hai bên đều cam kết giảm căng thẳng gây ra bởi khủng hoảng giàn khoan HD981. TQ đặc biệt quan tâm đến khởi động lại mối quan hệ để làm những ai ở VN chủ trương “thoát khỏi quỹ đạo của TQ” mất năng lượng và để đảm bảo với các quốc gia trong khu vực rằng TQ cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp trên Biển Đông. Bắc Kinh đang chủ trương đẩy mạnh quan hệ trong nhiều khu vực để chứng minh rằng các nước sẽ gặt hái được nhiều thứ khi hợp tác với TQ hơn là chống lại nước này.
Các nhà lãnh đạo của cả TQ và VN đều nhận ra rằng các ĐCS của họ là những tác nhân chủ chốt trong việc thúc đẩy mối quan hệ song phương ổn định. Cả hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một sự đồng thuận ở tầm lãnh đạo cao nhất về bước đi nào nên có để khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Cả hai giới lãnh đạo đều muốn chắc chắn rằng các cơ quan trực thuộc đảng và chính phủ, bao gồm các lực lượng vũ trang, sẽ nằm ở hàng sau chính sách này.
Cả hai phía nhận ra rằng dư luận trong nước có thể hành động như một con bài chủ (wild card) và phá vỡ mọi nỗ lực khôi phục và phát triển quan hệ song phương. Trong cách nhìn nhận này thì chuyến thăm của Du Chính Thanh là quan trọng vì nó đã mở ra các kênh cho cả hai bên tham gia vào các hoạt động tuyên truyền và giáo dục quần chúng (hoặc vận động quần chúng). Bối cảnh còn đang được bày ra với chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đến VN năm nay. Có thể VN cũng sẽ hài lòng khi tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama trước khi ông rời văn phòng (Tổng thống).
Carl Thayer là Giáo sư danh dự ở ĐH New South Wales và là Giám đốc Văn phòng tư vấn Thayer. Ông là một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á,người giảng dạy tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc, Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-TBD, Trường Chỉ huy và Tham mưu Úc, và Trung tâm Quốc phòng và Nghiên cứu chiến lược, ĐH Quốc phòng Úc.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.