Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội

social-democracy

Nguồn: Avner Offer, “Nobel Economics Versus Social Democracy,” Project Syndicate, 10/10/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong giới tinh hoa quản lý xã hội hiện đại, chỉ các nhà kinh tế học có giải Nobel, năm nay được trao cho Oliver Hart và Bengt Holmstrom. Dù lý do dẫn đến vị thế đặc biệt này của các nhà kinh tế học là gì đi nữa thì hào quang của giải Nobel có thể – và thường là đã – làm tăng uy tín cho các chính sách vốn làm hại đến lợi ích công, ví dụ như bằng cách thúc đẩy bất bình đẳng và làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.

Nhưng nói về quản lý xã hội, kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất. Một quan điểm khác về thế giới đã dẫn dắt việc phân bổ khoảng 30% GDP – dành cho lao động, chăm sóc y tế, giáo dục, và lương hưu – ở các nước phát triển nhất. Quan điểm về cách quản lý xã hội này – còn gọi là dân chủ xã hội (social democracy) – không chỉ là một định hướng chính trị, mà còn là một phương thức quản trị. Continue reading “Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội”