Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ

Nguồn: Alexander Cooley & Daniel H. Nexon, “How Hegemony Ends: The Unraveling of American Power“, Foreign Affairs, July/August 2020.

Người dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ”

Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Trong sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả – đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc Lưu Minh Phúc – đặc biệt viết nhiều về sự bá đạo của Mỹ và vương đạo của Trung Quốc.

Tác giả dành cả chương II (có số trang nhiều thứ 2 trong 8 chương sách này) để trình bày cái gọi là bá quyền của nước Mỹ và dành chương III và IV (số trang nhiều thứ 6 và 5) để nói về những cái hay cái tốt của Trung Quốc. Tác giả dùng số trang nhiều nhất để nói về nước Mỹ — về mặt tốt cũng như mặt xấu. Số trang viết về Trung Quốc thì ít hơn nhiều; bởi lẽ tác giả cũng chẳng biết nói gì về những cái hay cái tốt của nước mình, còn những cái xấu thì có lẽ biết cả đấy nhưng chẳng dám viết ra. Continue reading “Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Bá quyền (Hegemony)

Sotay

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là “lãnh đạo”, được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực. Nhưng “nhóm các quốc gia” có những giả định trước về mối quan hệ giữa chúng. Thực tế cho thấy khái niệm “lãnh đạo” mang hàm ý một mức độ nào đó về trật tự xã hội và tổ chức tập thể. Các quốc gia là những cá thể, bao gồm cả quốc gia bá quyền, vốn là quốc gia có sức mạnh áp đảo nhất trong trật tự xã hội đó. Do đó, rõ ràng khái niệm bá quyền gắn liền với khái niệm về hệ thống quốc tế. Bá quyền không tồn tại đơn độc, mà là một hiện tượng chính trị đặc biệt tồn tại trong một hệ thống quốc tế nào đó, mà chính hệ thống này là sản phẩm của các hoàn cảnh chính trị và lịch sử cụ thể. Continue reading “Bá quyền (Hegemony)”