Bài học đạo đức từ Hy Lạp

eu_greece_crisis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “A Greek Morality Tale”, Project Syndicate, 03/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro bắt đầu nửa thập niên trước, các nhà kinh tế học trường phái Keynes đã dự đoán rằng chính sách thắt chặt chi tiêu (hay thắt lưng buộc bụng – NHĐ) được áp đặt lên Hy Lạp và các nước đang lâm vào khủng hoảng khác sẽ thất bại. Nó sẽ làm kiềm chế tăng trưởng kinh tế và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp – và thậm chí còn không thể làm giảm tỉ lệ nợ trên GDP nữa. Các nhà nghiên cứu khác – trong Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và một vài trường đại học – đã nói về sự thu hẹp kinh tế đang lan rộng. Nhưng ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho rằng, sự thu hẹp kinh tế, ví dụ như sự cắt giảm chi tiêu chính phủ, không có nhiều tác động tiêu cực. Continue reading “Bài học đạo đức từ Hy Lạp”

Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản

f003d95e-8595-11e4-92f1-a804f84d4f9e_Japan_Election_Abe_TOK108--646x363

Nguồn: Brahma Chellaney, “Japan’s constitutional albatross”, Project Syndicate, 02/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lễ kỉ niệm 70 năm ngày Nhật Bản thất bại trong Thế Chiến thứ Hai đang đến gần và nó đã làm dấy lên nhiều tranh cãi – và cả những lời oán thán – về mối hận thù lịch sử đang được tái hiện lại ở Đông Á. Nhưng những căng thẳng gần đây ở khu vực có thể phần nào phản ánh một sự thiếu tiến triển trong một vấn đề khác không được lưu tâm: cái cách hiến pháp của Nhật Bản. Thật ra, ngay cả khi sự bất lực của Nhật Bản được thể hiện nổi bật trong việc hai con tin của nước này bị hành quyết bởi Nhà nước Hồi Giáo tự xưng, Nhật Bản vẫn chưa thông qua bất kỳ một sửa đổi nào đối với “hiến pháp hoà bình” mà lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã áp đặt tại nước này vào năm 1947. Continue reading “Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

#146 – Tính chính danh, nhất quán, và việc quản lý hệ thống thương mại thế giới

Nguồn: Bernard M. Hoekman & Michel M. Kostecki, “Legitimacy, Coherence and Governance” (Ch. 14) , in B.M. Hoekman & M.M. Kostecki, The Political Economy of World Trading System: From GATT to WTO (3rd edition), (London: Oxford University Press, 2010), pp. 638-663.

Biên dịch và Hiệu đính: Bế Minh Nhật

Bài liên quan: #123 – Tiếp cận thị trường và thương mại nông nghiệp: Tiêu chuẩn kép của các nước giàu 

Chính sách thương mại trong một xã hội đa nguyên được xây dựng thông qua một quá trình ra quyết định phức tạp liên quan đến chính phủ, các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích kinh doanh, các nghiệp đoàn, các tổ chức tiêu dùng và các thành viên khác trong xã hội dân sự. Trong một thế giới đang thay đổi, các quy định và thủ tục ảnh hưởng đến thương mại đều nhanh chóng trở nên lỗi thời. Các tiến bộ kĩ thuật và các nhu cầu kinh doanh mới nảy sinh, làm thay đổi động cơ vận động hành lang liên quan đến chính sách thương mại, và làm thay đổi yêu cầu về điều tiết và các thủ tục hành chính liên quan. Các quy định về thương mại vì vậy Continue reading “#146 – Tính chính danh, nhất quán, và việc quản lý hệ thống thương mại thế giới”