Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

growing-chinese-soft-power.si

Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn

Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một loạt hành động vô cớ gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy nước này dường như đã từ bỏ “cuộc tấn công quyến rũ lần hai” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi hợp tác kinh tế và ngoại giao với các nước láng giềng Đông Nam Á ngay cả khi Bắc Kinh và các nước này đang vướng vào tranh chấp biển. Continue reading “Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?”