Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Position on the South China Sea Code of Conduct“, ISEAS Perspective, no. 22/2019, 08/04/2019.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Sa

Giới thiệu

Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc hiện đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế Tuyên bố  ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chủ yếu mang tính chính trị. Ngày 3 tháng 8 năm 2018, một bước tiến đáng kể đã được thực hiện khi ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thông báo rằng họ đã đạt được một Văn Bản Dự Thảo Đàm Phán Duy Nhất (SDNT) để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán COC. Văn bản này làm sáng tỏ lập trường ban đầu của các bên tham gia đàm phán, trong đó có Việt Nam. Cách thức mà các thành viên ASEAN và Trung Quốc thương thảo dựa trên lập trường thể hiện trong SDNT trong những năm tới sẽ định hình kết quả của quá trình đàm phán. Continue reading “Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông”

Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 31/12/2018, Reuters đưa tin rằng Việt Nam đang thúc đẩy một số điều khoản trong văn bản đàm phán của Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) ở Biển Đông, điều nhiều khả năng sẽ là “không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh”. Bài viết chỉ ra rằng Hà Nội đang tìm cách đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Trung Quốc đã thực hiện ở Biển Đông trong những năm qua, bao gồm xây đảo nhân tạo, phong tỏa biển và triển khai các loại vũ khí tấn công. Hà Nội cũng yêu cầu các quốc gia phải làm rõ yêu sách trên biển của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Thú vị hơn, Hà Nội kêu gọi cấm thiết lập bất cứ Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào trên Biển Đông. Continue reading “Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”