Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong

AIIB

Nguồn: Tomoo Kikuchi & Takehiro Masutomo, “Japan should influence the Asian Infrastructure Investment Bank from within”, East Asia Forum, 18/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản nên nghiêm túc xem xét việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, bất chấp sự phản đối trong nước.

AIIB lần đầu tiên được đề xuất bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Và đến tháng 10 năm 2014, Bắc Kinh đã thu nạp được 21 thành viên sáng lập. Việc đàm phán chi tiết hơn về cơ cấu quản trị của Ngân hàng dự kiến sẽ được hoàn thành khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.

Một nhà cựu ngoại giao cấp cao của Nhật Bản dự đoán rằng AIIB có thể thất bại do các thể lệ kém và các dự án không sinh lời. Ông so sánh AIIB với các ngân hàng cho vay dưới chuẩn (subprime lender), cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp có kết quả hoạt động yếu kém nhưng có nhu cầu vốn cao. Continue reading “Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong”

Nới lỏng định lượng là gì?

20101106_fnd001

Nguồn:What is quantitative easing?The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khởi động chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE) vốn được chờ đợi từ lâu, bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào số các khoản nợ tư nhân mà nó đã mua trước đây. Tới ít nhất là tháng 9 năm 2016, khối lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỉ euro (gần 14 tỉ đô la Mỹ) lên đến 60 tỉ euro. ECB chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất ủng hộ chương trình nới lỏng định lượng. Hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế giàu có đã bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Đại suy thoái, và một số, ví dụ như Ngân hàng Nhật Bản, vẫn đang áp dụng phương pháp này. Nhưng chính xác thì nới lỏng định lượng là gì, và nó hoạt động ra sao? Continue reading “Nới lỏng định lượng là gì?”