Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?

Nguồn: Fareed Zakaria[1], “The new China scare: Why America Shouldn’t Panic About Its Latest Challenger“, Foreign Affairs, 06/12/2019.

Dịch và chú giải: Viet-studies

Vào tháng Hai 1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã hội ý với các cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp nhất của ông ta, George Marshall và Dean Acheson, và một ít các nhà lãnh đạo quốc hội. Chủ đề là kế hoạch của chính quyền hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại một cuộc nổi dậy của cộng sản. Marshall và Acheson đã trình bày lý lẽ của họ đối với kế hoạch ấy. Arthur Vandenberg, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, lắng nghe một cách kỹ lưỡng và sau đó đã đưa ra sự ủng hộ của mình kèm một lời cảnh báo. ‘Cách duy nhất ngài sẽ có được những gì ngài muốn’, ông được kể là đã nói với tổng thống, ‘là phát biểu và hù dọa cả nước’.

Trong vài tháng sau đó, Truman đã làm đúng điều ấy. Ông ta đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Khi ngẫm tới lời hùng biện mở rộng của Truman về việc trợ giúp các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng chính quyền đã đưa ra một lập luận ‘còn rõ hơn cả sự thật’. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?

_86489306_istock_000005286338_full

Nguồn: Fareed Zakaria, “America’s self-destructive whites”, The Washington Post, 31/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Tại sao nhóm người Mỹ da trắng trung lưu đang tự giết mình? Bản thân thực tế này đã là phát hiện quan trọng nhất của ngành khoa học xã hội trong nhiều năm qua. Và nó cũng đang định hình nền chính trị Mỹ. Jeff Guo trên tờ Washington Post đã chỉ ra rằng những người nằm trong nhóm này “là lực lượng chính đưa Donald Trump lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành  ghế ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa để tranh cử tổng thống.” Câu hỏi mấu chốt ở đây là tại sao, và tìm hiểu vấn đề này sẽ cho chúng ta những câu trả lời cho thấy thái độ phẫn nộ đang chi phối nền chính trị Mỹ này sẽ chỉ trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Trong suốt nhiều thập niên, người dân ở các nước giàu thường sống ngày một thọ hơn. Nhưng trong một bài viết nổi tiếng, hai nhà kinh tế Angus Deaton và Anne Case đã nêu ra phát hiện của mình, rằng trong 15 năm qua, một nhóm người ở Mỹ đang hình thành nên một xu hướng ngược chiều đáng ngại, đó chính là nhóm người Mỹ da trắng trung niên. Continue reading “Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Nguồn: Fareed Zakaria (1997). “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, Vol. 76, No. 6 (Nov. – Dec.), pp. 22-43.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Làn sóng kế tiếp

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Richard Holbrooke xem xét nghiêm túc một vấn đề trước thềm các cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 1996 ở Bosnia, sự kiện mang ý nghĩa khôi phục cuộc sống dân sự ở đất nước bị phá hủy nặng nề này. Ông cho rằng “giả sử các cuộc bầu cử được tuyên bố là tự do và công bằng,” nhưng những người được bầu lại là “những kẻ phân biệt chủng tộc, những kẻ phát xít, những kẻ theo chủ nghĩa ly khai, luôn công khai chống đối [nền hòa bình và sự tái hòa nhập]. Đó thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan.” Thực tế đã xảy ra như vậy, Continue reading “#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do”