Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai

130514-N-FE409-108

Nguồn: Paul Scharre, “Yes, Unmanned Combat Aircraft Are The Future”, War on the Rocks, 11/08/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

Rô-bốt sẽ không thay thế con người, mà sẽ mở rộng và củng cố khả năng của con người, giúp binh lính có thể thực hiện nhiệm vụ của họ – chiến đấu và chiến thắng – một cách tốt hơn.

Liệu thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ do con người điều khiển, trái với dự đoán của các chuyên gia công nghệ và các nhà hoạch định chính sách như Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus? Đó là dự đoán của Đại tá Mike “Starbaby” Pietrucha, người phản bác lại tính khả thi của máy bay chiến đấu không người lái trên chiến trường khi cho rằng chúng không bao giờ có thể so sánh được với phi công con người. Tôi rất tôn trọng quan điểm và tư tưởng không chính thống của Pietrucha về các vấn đề liên quan đến không chiến, song các kết luận của ông vẫn còn nhiều thiếu sót. Continue reading “Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai”

Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA

Nguồn: Robert Tomes, “The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution”, War on the Rocks, 14/8/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Frank Kendall, người phụ trách vấn đề quân dụng hiện tại của Bộ Quốc phòng đã từng nói: “Chúng ta đang gặp một vấn đề nghiêm trọng”. Ông quay lại làm việc cho chính phủ vào năm 2010 và ngay lập tức trở nên khó chịu trước các thông tin tình báo về khả năng phát triển quân sự của các quốc gia khác.

Kendall cảnh báo: Ưu thế về công nghệ của nước Mỹ đã không còn được đảm bảo. Ông than thở: Các đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc các quốc gia bán vũ khí cho những đối thủ đó rõ ràng đang trong quá trình phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp được thiết kế để đánh bại lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng có phải nước Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển tình thế? Là Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần, Kendall đang giám sát một kế hoạch chiến lược dài hạn mới nhằm nhân rộng các tiến bộ chưa từng có liên quan đến chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã được thảo luận trong các bài viết trước đây. (Dự án mới này được Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nêu lên tại Diễn đàn An ninh Reagan). Continue reading “Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA”