Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới

Tác giả: Hoàng Văn Chung

Giới thiệu

Kể từ khi xuất hiện những năm 50-60 của thế kỉ XX ở Châu Mỹ và Châu Âu, các phong trào tôn giáo mới, ngày nay được gọi chung là New Religious Movements[1], đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Những khó khăn các phong trào này phải đối mặt không chỉ đến từ phía các giáo hội của các tôn giáo có trước, từ phía các tổ chức xã hội được lập ra để chống “giáo phái”, từ phía các phương tiện truyền thông đại chúng vốn chú ý nhiều vào việc đưa tin giật gân, từ các chính trị gia, mà còn là phản ứng từ phía các chính phủ với các công cụ luật pháp trong tay. Trải qua một thời gian dài, cho tới nay, phản ứng của các nhà nước khác nhau trước một hiện tượng mới nảy sinh trong đời sống văn hóa và tôn giáo này đã thu hút rất nhiều các công trình nghiên cứu, nằm trong một tổng thể nghiên cứu học thuật đa chiều về các phong trào tôn giáo mới. Một số điểm cần làm rõ ở đây: đâu là các thách thức cơ bản mà các phong trào tôn giáo mới trong quá trình phát sinh và phát triển đã đặt ra buộc các nhà nước phải có phương sách ứng xử? Các nhà nước đã giải quyết các thách thức đó như thế nào? và Tương lai của mối quan hệ giữa các nhà nước với các phong trào tôn giáo mới sẽ ra sao? Continue reading “Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới”