Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng*– Lê Trung Kiên**
Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng, hợp tác đa phương toàn cầu gặp nhiều thách thức, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt đòi hỏi các nước, trong đó có các nước nhỏ, tầm trung, phải sáng tạo, linh hoạt tìm cách mở rộng mạng lưới hợp tác, liên kết quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, chung tay giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Hợp tác nhóm ba-bốn bên đang nổi lên như một lựa chọn phổ biến của nhiều nước, dù lớn hay nhỏ trong quan hệ quốc tế, vượt ra các khuôn khổ địa lý để kết nối, hợp tác với nhau trong các khuôn khổ có tính thể chế hóa thấp, mục tiêu khiêm tốn tập trung vào một hoặc hai nội dung hợp tác cụ thể, nhất là liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội, chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XIII, việc đầu tư thúc đẩy định hướng này sẽ góp phần huy động hiệu quả hơn các nguồn lực và kinh nghiệm bên ngoài phục vụ phát triển, gia tăng đan xen lợi ích, tạo thêm sự tin cậy với các đối tác, bổ trợ và làm phong phú thêm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Continue reading “Hợp tác nhóm: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương VN”