Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?

technology

Nguồn: Kemal Dervis, “Will technology kill convergence?”, Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong các cuộc họp thường niên vào tuần trước của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Lima (Peru), một vấn đề nổi lên trong các buổi thảo luận chính là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi. Nếu như sau khủng hoảng tài chính năm 2008, những nền kinh tế mới nổi được tung hô là động lực mới của kinh tế thế giới thì giờ đây chúng lại trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng kỷ nguyên bùng nổ tăng trưởng và những nỗ lực của các nền kinh tế mới nổi nhằm bắt kịp mức thu nhập của các quốc gia tiên tiến đã kết thúc. Vậy những quan điểm bi quan này có đúng?

Hẳn có lý do để lo lắng, bắt đầu từ Trung Quốc. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức gần hai con số, kinh tế Trung Quốc dường như đang trải qua đợt sụt giảm nghiêm trọng mà nhiều người cho rằng, thực tế còn tệ hơn cả những gì các số liệu chính thức đưa ra. Continue reading “Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?”

Nghịch lý của nền chính trị bản sắc

470423482

Nguồn: Kemal Derviş, “The Paradox of Identity Politics,” Project Syndicate, 12/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc tổng tuyển cử gần đây của Vương quốc Anh đã cung cấp một ví dụ rõ ràng về cách mà vấn đề bản sắc dân tộc đang định hình lại bộ mặt chính trị của châu Âu. Đảng Dân tộc Scotland (SNP), một phiên bản cánh tả của nền chính trị bản sắc, đã vượt qua Công đảng ở Scotland, cho phép Đảng Bảo thủ giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội (Vương quốc Anh). Chính phủ của Thủ tướng David Cameron – người tập trung vào bản sắc của người Anh hơn là vận mệnh chung của Vương quốc Anh với châu Âu – chắc chắn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên tiếp tục tư cách thành viên của mình tại Liên minh Châu Âu, với những hệ quả không thể lường trước. Continue reading “Nghịch lý của nền chính trị bản sắc”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”